11
/
154503
Giá sách giáo khoa đắt gấp 4 lần lại thêm tình trạng "bia kèm lạc"
gia-sach-giao-khoa-dat-gap-4-lan-lai-them-tinh-trang-bia-kem-lac
news

Giá sách giáo khoa đắt gấp 4 lần lại thêm tình trạng "bia kèm lạc"

Thứ 7, 07/10/2023 | 15:29:20
2,135 lượt xem

Dù nhiều nhà xuất bản tham gia biên soạn, giá sách giáo khoa mới cao hơn 2-4 lần so với sách cũ. Bên cạnh đó là tình trạng bán sách giáo khoa kèm sách bài tập, tài liệu tham khảo khiến chi phí tăng.

Nội dung này được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề cập trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội, liên quan kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

Giá sách giáo khoa mới đắt hơn 2-4 lần, mức chiết khấu đến 35%

Trong việc đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện.

Theo đánh giá của Đoàn giám sát, đến nay, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới được bảo đảm đầy đủ theo đúng lộ trình quy định. Nội dung sách giáo khoa cơ bản đáp ứng yêu cầu, được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Giá sách giáo khoa đắt gấp 4 lần lại thêm tình trạng bia kèm lạc - 1

Sách giáo khoa lớp 8 của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (Ảnh: Mỹ Hà).

Báo cáo cho thấy từ năm 2020 đến năm 2022, đã có 381 đầu sách giáo khoa mới được xuất bản; 194 triệu bản sách giáo khoa mới được Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam phát hành.

Dù vậy, giá sách giáo khoa vẫn là vấn đề gây băn khoăn. Đoàn giám sát cho biết giá bộ sách giáo khoa mới cao hơn 2-4 lần so với bộ sách cũ.

"Dù có nhiều nhà xuất bản tham gia biên soạn, phát hành sách giáo khoa, có nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng. Giá sách giáo khoa môn Tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại nhưng không sử dụng được nhiều lần", theo nhận định của Đoàn giám sát.

Công tác giám sát cũng chỉ ra tình trạng "bia kèm lạc" khi bán sách giáo khoa kèm sách bài tập, tài liệu tham khảo diễn ra ở nhiều nơi, dẫn tới tăng chi phí mua sách. Bên cạnh đó, tình trạng sách lậu, SGK giả diễn ra phức tạp.

Một vấn đề quan trọng khác, theo Đoàn giám sát, chi phí phát hành sách giáo khoa cao, chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu.

Báo cáo của Đoàn giám sát cho thấy mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) sách theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022 với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%.

Năm học 2022-2023, chiết khấu với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.

Lúng túng trong biên soạn sách giáo khoa, trách nhiệm của ai?

Giám sát việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá "còn nhiều lúng túng".

"Việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa bằng ngân sách Nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước", báo cáo nêu rõ.

Giá sách giáo khoa đắt gấp 4 lần lại thêm tình trạng bia kèm lạc - 2

Việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng (Ảnh minh họa: Nguyễn Mạnh).

Theo quy định Nghị quyết 88, Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách). Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn sách giáo khoa (một hoặc một số đầu sách theo khả năng), không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ.

Đoàn giám sát cho rằng việc thực hiện chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" cùng với việc Bộ GD&ĐT không biên soạn một bộ sách giáo khoa gây lúng túng cho địa phương, phụ huynh, học sinh trong quá trình lựa chọn sách".

Ngoài ra, công tác giám sát cho thấy việc cung ứng, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập, qua nhiều khâu trung gian, chi phí phát hành (chiết khấu) sách giáo khoa cao, không hợp lý.

Đề cập trách nhiệm, Đoàn giám sát cho rằng Bộ GD&ĐT nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021 chịu trách nhiệm về các tồn tại, hạn chế trong việc tổng kết thực tiễn, rà soát thực trạng, đánh giá tác động của những chính sách mới trong triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ GD&ĐT cũng phải chịu trách nhiệm về việc không tổ chức được việc biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Theo Đoàn giám sát, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trực thuộc sự quản lý của Bộ GD&ĐT cũng chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ trong việc biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa, còn để xảy ra sai phạm, chi phí phát hành (chiết khấu) cao, giá sách giáo khoa khá cao.

Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nhất là công tác đấu thầu, mua sắm thiết bị giáo dục; việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; quá trình biên soạn, thẩm định, xuất bản, in, phát hành, lựa chọn, sử dụng chi phí phát hành sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc.

Cơ quan giám sát cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước; nghiên cứu, xem xét cơ chế, chính sách miễn tiền bản quyền với việc xuất bản sách giáo khoa do Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả...

Theo Hoài Thu/ Dân trí

https://dantri.com.vn/xa-hoi/gia-sach-giao-khoa-dat-gap-4-lan-lai-them-tinh-trang-bia-kem-lac-20231006221539723.htm

  • Từ khóa

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm quy định về dạy - học thêm

Ngành Giáo dục và chính quyền địa phương khẳng định sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
07:38 - 22/02/2025
236 lượt xem

Bộ GD-ĐT thành lập đoàn kiểm tra về dạy thêm, học thêm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm.
18:05 - 21/02/2025
568 lượt xem

Phụ huynh yêu cầu vô lý, 154 học sinh vẫn... 'ăn Tết' chưa chịu đi học

Liên quan đến vụ 154 học sinh tại Quảng Bình vẫn chưa trở lại trường từ sau Tết vì cho rằng điểm trường chính xa, chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều...
16:35 - 21/02/2025
654 lượt xem

Vì sao phụ huynh cho con học thêm?

Vì nhiều lý do, các bậc phụ huynh dù đôi khi dè sẻn từ nguồn thu nhập ít ỏi của mình, hầu hết đều phải cho con đi học thêm.
14:39 - 21/02/2025
831 lượt xem

Số thí sinh đăng ký dự thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM tăng kỷ lục

Năm 2025, số thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM tăng kỷ lục so với cùng đợt đăng ký các năm trước.
10:47 - 21/02/2025
710 lượt xem