19
/
172195
Hà Nội lên phim thường đằm thắm, thi vị nên không có thực
ha-noi-len-phim-thuong-dam-tham-thi-vi-nen-khong-co-thuc
news

Hà Nội lên phim thường đằm thắm, thi vị nên không có thực

Thứ 2, 11/11/2024 | 13:55:37
2,018 lượt xem

Hà Nội không chỉ là bối cảnh cho các câu chuyện điện ảnh mà còn là một thực thể sống động, một nhân vật có tính cách, tác động sâu sắc cốt truyện và những trải nghiệm của nhân vật.

Trong Cu li không bao giờ khóc, Phạm Ngọc Lân chọn mốc thời gian Hà Nội giai đoạn 1990-2010 để diễn tả trạng thái bồng bềnh không biết thuộc về nơi nào của nhân vật chính - Ảnh: ĐPCC

Tọa đàm "Cu li không bao giờ khóc: Nghĩ về thành phố như một nhân vật điện ảnh" diễn ra chiều 10-11, đạo diễn Phạm Ngọc Lân, TS Hoàng Cẩm Giang, tác giả Trương Quý và TS Trần Ngọc Hiếu cùng bàn luận về mối liên hệ giữa cảnh quan đô thị Hà Nội trong ngôn ngữ điện ảnh, cách nhìn thành phố như một nhân vật điện ảnh hấp dẫn.

Tọa đàm thuộc khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, kéo dài tới hết ngày 17-11.

Hà Nội như một nhân vật điện ảnh

Hoàng Cẩm Giang nói Hà Nội từng xuất hiện trong nhiều phim như một khách thể cho người ta khao khát. Ta hay nói "ra Hà Nội", "lên Hà Nội". Nhưng trong Cu li không bao giờ khóc (ra rạp ngày 15-11), Hà Nội lại như một nhân vật điện ảnh.

Trần Ngọc Hiếu chia sẻ khi theo dõi một số phim về Hà Nội hiện nay, anh cảm thấy "có một sự bế tắc hoặc đang rơi vào một vòng lặp nào đó". Gần như các câu chuyện về Hà Nội "cho ta cảm giác lùi lại với thời gian thực". Anh ví dụ giờ mà kể một câu chuyện về Hà Nội gắn với thế giới ngầm, về xã hội đen như phim Bụi đời Chợ Lớn, Hai Phượng... rất khó.

"Hà Nội hình như thường được xây dựng gắn với hình ảnh một nơi chốn đằm thắm, hoài niệm thời thuộc Pháp, hoặc như trong tranh Bùi Xuân Phái, ngay cả thời bao cấp, hiện cũng đang được thi vị hóa - anh nói - Hà Nội đương đại chưa đi vào được những khuôn hình của điện ảnh".

"Còn Hà Nội trong phim của Lân là một Hà Nội đang già đi, bị mắc kẹt giữa không - thời gian nhưng không thôi kiếm tìm, khắc khoải". 

Theo anh Hiếu, đó không phải là một Hà Nội đèm đẹp ước lệ thông thường, hoặc giăng mắc, dẫn đường cho một luận điểm truyền bá văn hóa, cảnh sắc nào đó. Nó không giống với những gì về Hà Nội mà ta biết.

Phạm Ngọc Lân kể giới làm phim rất ngại làm phim về Hà Nội giai đoạn 1990 tới 2010. Giai đoạn này không có dấu tích nào quá đặc trưng. 

Khi viết kịch bản Cu li không bao giờ khóc, ê kíp muốn biến điểm bất lợi đó thành điểm mạnh. Bằng cách xem Hà Nội giai đoạn đó như một nhân vật, để nhân vật bà Nguyện trôi trong khoảng thời gian bồng bềnh, không biết thuộc về nơi nào.

Hội thảo nói chuyện về phim Cu li không bao giờ khóc và "nghĩ về thành phố như một nhân vật điện ảnh. Từ trái qua: TS Trần Ngọc Hiếu, TS Hoàng Cẩm Giang, đạo diễn Phạm Ngọc Lân và tác giả Trương Quý - Ảnh: BTC

Phạm Ngọc Lân không biến Hà Nội thành một cõi bí ẩn

Tác giả Trương Quý đánh giá "Cu li không bao giờ khóc của Phạm Ngọc Lân khiến mọi người bừng tỉnh". Anh thấy ở đó một bộ phim khiến mình nhẹ nhõm, không quá bi kịch nhưng vẫn nói được những câu chuyện Hà Nội một cách hiện đại.

Hoàng Cẩm Giang thì nói trong Cu li không bao giờ khóc có những khoảnh khắc làm bà choáng ngợp. Độ rộng của góc máy khiến cảnh quan Hà Nội ùa vào và trùm lên những cái bồng bềnh, rộng lớn của lịch sử tâm hồn nhân vật. Chỉ có điện ảnh mới làm được điều đó.

Trần Ngọc Hiếu lớn lên trong giai đoạn sau đổi mới. Khi đó những phim như Trở về (Đặng Nhật Minh), Nước mắt thời mở cửa (Lưu Trọng Ninh) xây dựng một Hà Nội bề dày truyền thống đang bị lung lay và tổn thương trước kinh tế thị trường.

Sau đó nữa là một Hà Nội khác trong các phim "cách tân", ví dụ Mùa hè chiều thẳng đứng, có phần "không tưởng". Nó gợi lại cái đẹp của một thời không quay lại. "Phạm Ngọc Lân không biến Hà Nội thành cõi bí ẩn, không tưởng, không có thực", anh Hiếu nhận xét.

Theo Đ.Dung/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/ha-noi-len-phim-thuong-dam-tham-thi-vi-nen-khong-co-thuc-2024111109055828.htm

  • Từ khóa

Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại lăng Lê Văn Duyệt, mong vạn vật phát triển thái hòa

Sáng 4-2, lễ hội Khai hạ - Cầu an diễn ra tại lăng Lê Văn Duyệt, gồm nhiều nghi lễ trang trọng như: khai hạ, khai bút, khai ấn, dâng hương... với ý nghĩa...
16:15 - 04/02/2025
361 lượt xem

Jisoo BlackPink tổ chức fan meeting tại Hà Nội

Jisoo (BlackPink) vừa công bố danh sách các quốc gia nằm trong chuyến lưu diễn vòng quanh châu Á, trong đó có Việt Nam.
14:59 - 04/02/2025
398 lượt xem

Hà Nam bảo tồn và phát huy không gian lễ hội Tịch điền

Ngày 4/2 (tức mồng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), trên cánh đồng Tịch điền (thôn Đọi Tín, xã Tiên Sơn), Ủy ban nhân dân thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam tổ...
14:40 - 04/02/2025
393 lượt xem

Lãnh đạo bộ ngành, địa phương không dự lễ hội nếu không được phân công

Đó là yêu cầu được Thủ tướng đưa ra trong công điện về việc thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động sau Tết Ất Tỵ và Lễ hội...
10:48 - 04/02/2025
495 lượt xem

Hội thi vẽ trang trí trâu lễ hội Tịch Điền xuân Ất Tỵ

Ngày 3/2 (tức mồng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội...
10:42 - 04/02/2025
498 lượt xem