205
/
172300
Mở rộng đất nhà ở thương mại: Phải chặn 'xin - cho', ngăn đầu cơ, trục lợi
mo-rong-dat-nha-o-thuong-mai-phai-chan-xin-cho-ngan-dau-co-truc-loi
news

Mở rộng đất nhà ở thương mại: Phải chặn 'xin - cho', ngăn đầu cơ, trục lợi

Thứ 4, 13/11/2024 | 14:38:00
1,920 lượt xem

Ủng hộ đề xuất mở rộng nguồn đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, nhưng đại biểu Quốc hội đề nghị cần ngăn chặn tình trạng 'xin - cho', đầu cơ, trục lợi chính sách.

Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Theo đó, Chính phủ đề xuất cho nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại với đất nông nghiệp; phi nông nghiệp không phải đất ở; đất ở và đất khác trong cùng thửa với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.

Bộ trưởng TN-MT Đỗ Đức Duy phát biểu tại tổ sáng 13.11 ẢNH: GIA HÂN

Thời gian thực hiện trong 5 năm. Dự án được chọn thí điểm phải được thực hiện tại khu vực đô thị, quy hoạch phát triển đô thị và không quá 30% diện tích đất ở tăng thêm trong kỳ quy hoạch (so với hiện trạng sử dụng đất ở) theo phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 đã được phê duyệt.

Phải ngăn hiện tượng đầu cơ đất đai

Đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, bày tỏ ủng hộ đối với đề xuất của Chính phủ.

Theo ông Đồng, nhu cầu về nhà ở thương mại tăng cao như hiện nay đòi hỏi một cơ chế linh hoạt để thúc đẩy phát triển dự án. Nghị quyết sẽ là một công cụ bổ sung bên cạnh luật Đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư cũng như các địa phương khi triển khai dự án nhà ở thương mại.

Tuy vậy, đại biểu Đồng lưu ý tránh tình trạng đất đai bị sử dụng không hiệu quả, thậm chí lợi dụng chính sách để trục lợi; đồng thời hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ và tích tụ đất đai, gây ảnh hưởng tiêu cực tới giá bất động sản.

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cũng ủng hộ việc thí điểm trên phạm vi toàn quốc, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các địa phương và tránh cơ chế "xin - cho".

Dù vậy, một số địa phương cho biết không gặp vướng mắc trong việc thực hiện dự án nhà ở thương mại. Ông Đồng đề nghị triển khai thí điểm ở những địa phương có nhu cầu lớn về nhà ở thương mại và đang gặp khó khăn trong việc triển khai theo quy định hiện hành, sau đó tổng kết, đánh giá và áp dụng mở rộng.

Một nội dung khác được ông Đồng lưu ý, đó là cần thận trọng trong việc điều chỉnh đối với các loại đất, nhằm đảm bảo duy trì diện tích đất lúa ổn định 3,5 triệu ha và tỷ lệ che phủ rừng 42%. Đây là những điều kiện quan trọng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và an ninh lương thực quốc gia.

Cạnh đó, ông Đồng đề nghị làm rõ tiêu chí diện tích đất ở không vượt quá 30%, nhất là tại Hà Nội và TP.HCM - những nơi có nhiều dự án vướng mắc. "Cần ưu tiên các dự án phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường địa phương", vị đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng, đoàn Quảng Trị ẢNH: GIA HÂN

Gỡ khó cho các địa phương không có nhiều dự án lớn

Phát biểu tại tổ, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đỗ Đức Duy nhấn mạnh sự cần thiết ban hành dự thảo nghị quyết. Theo ông Duy, bản chất việc thực hiện thí điểm là để "bổ sung hình thức tiếp cận đất đai trong làm nhà ở thương mại".

Bởi lẽ, luật Đất đai năm 2024 quy định Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với các dự án phát triển khu đô thị đồng bộ về hạ tầng (thông thường có quy mô từ 20 ha trở lên). Điều này đồng nghĩa, nếu dự án quy mô dưới 20 ha và không đáp ứng tiêu chí đồng bộ đô thị thì sẽ không thực hiện phương thức thu hồi đất.

Cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định nhà đầu tư nhận quyền sử dụng đất thì phải 100% là đất ở, hoặc đang có quyền sử dụng đất thì phải có một phần đất ở. Thực tế này dẫn tới tình huống dự án dưới quy mô khu đô thị và đất đó không phải đất ở thì không có phương thức tiếp cận đất đai.

Ông Duy đánh giá bất cập nêu trên gây ra khó khăn, tác động đến nhiều địa phương, nhất là những nơi không có nhiều dự án quy mô lớn. "Các dự án quy mô dưới khu đô thị mặc dù đã được quy hoạch là nhà ở thương mại nhưng không có phương thức đất đai thì sẽ gặp vướng mắc", Bộ trưởng TN-MT cho hay.

Về tiêu chí thực hiện thí điểm, dự thảo nghị quyết quy định không quá 30% diện tích đất ở tăng thêm trong kỳ quy hoạch. Ông Duy dẫn Nghị quyết 18 của T.Ư, quy định rằng việc thực hiện giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua 2 hình thức là đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Vì thế, 2 hình thức khác là nhận chuyển quyền hoặc chuyển mục đích sử dụng đất nếu có thực hiện thì cũng không phải là chủ yếu. "Chính phủ đề xuất tối đa 30%, 70% còn lại thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đấu giá, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 18 của T.Ư", ông Duy nói.

Theo Tuyến Phan/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/mo-rong-dat-nha-o-thuong-mai-phai-chan-xin-cho-ngan-dau-co-truc-loi-185241113134512528.htm

  • Từ khóa

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Vị Xuyên

Chiều 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm thành kính dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
20:27 - 05/02/2025
29 lượt xem

Người phát ngôn Bộ Công an nói về Nghị định 168 sau hơn 1 tháng thi hành

Theo đại diện Bộ Công an, từ khi Nghị định 168 có hiệu lực thi hành, người dân chấp hành quy định giao thông ngay cả khi không có CSGT
20:23 - 05/02/2025
25 lượt xem

Bộ Nội vụ: Số tiền được hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc của mỗi người khác nhau

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết ngân sách Nhà nước đảm bảo việc chi trả chế độ, chính sách cho những người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc khi sắp xếp bộ...
20:21 - 05/02/2025
22 lượt xem

Chủ tịch Quốc hội: 'Không phân tâm vì việc sắp xếp lại tổ chức, cán bộ'

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý các cơ quan tập trung cho kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV, 'không phân tâm vì việc sắp xếp tổ chức, cán...
09:53 - 05/02/2025
279 lượt xem

Lãnh đạo bộ ngành, địa phương không dự lễ hội nếu không được phân công

Đó là yêu cầu được Thủ tướng đưa ra trong công điện về việc thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động sau Tết Ất Tỵ và Lễ hội...
10:48 - 04/02/2025
839 lượt xem