19
/
173471
Ðổi mới phương pháp vinh danh di sản
oi-moi-phuong-phap-vinh-danh-di-san
news

Ðổi mới phương pháp vinh danh di sản

Thứ 2, 09/12/2024 | 14:42:00
1,928 lượt xem

Việt Nam vừa có thêm sáu Di tích quốc gia đặc biệt, sau Quyết định số 1473/QÐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt do Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký, nâng tổng số di tích quốc gia đặc biệt lên con số 139. Con số này sẽ tiếp tục dài thêm khi có hàng chục hồ sơ đề nghị xếp hạng đang được trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Một góc Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: nhandan.vn) 

Di tích lịch sử chứa đựng câu chuyện lịch sử, văn hóa thông qua hiện vật. Trong đó, những công trình, địa điểm đánh dấu bước chuyển quan trọng của lịch sử; gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; có những công trình, quần thể kiến trúc, những địa điểm khảo cổ hay cảnh quan thiên nhiên, sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia; hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới... được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Nhưng với cách công nhận có phần "dễ" như hiện nay, danh sách Di tích quốc gia đặc biệt cứ tiếp tục nối dài không có điểm kết khi nhiều tỉnh, thành phố tìm cách để địa phương mình có Di tích quốc gia đặc biệt cho "bằng chị, bằng em", khiến giá trị "đặc biệt" có nguy cơ trở thành... phổ cập.

Việc phân hạng Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích quốc gia, Di tích cấp tỉnh, thành phố là cần thiết, để chúng ta có biện pháp ứng xử phù hợp với từng di tích.

Dư luận từng rất quan tâm mỗi khi công bố Di tích quốc gia đặc biệt trước đây như về văn hóa có Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Cố đô Huế, đô thị cổ Hội An...; về di tích gắn với danh nhân có: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Khu di tích Pác Bó...

Nhưng với cách công nhận có phần "dễ" như hiện nay, danh sách Di tích quốc gia đặc biệt cứ tiếp tục nối dài không có điểm kết khi nhiều tỉnh, thành phố tìm cách để địa phương mình có Di tích quốc gia đặc biệt cho "bằng chị, bằng em", khiến giá trị "đặc biệt" có nguy cơ trở thành... phổ cập.

Chưa kể, một số địa phương cố tìm "kẽ hở" để "lên đời" di tích. Ðiển hình là có những địa phương sở hữu di tích gắn với danh nhân, nhưng di tích không quy mô, nay bố trí xây dựng thêm khu tưởng niệm, nhà trưng bày... Tức là xây thêm hạng mục mới để rồi xin "nâng tầm" thành đặc biệt.

Việc đổi mới phương pháp công nhận Di tích quốc gia đặc biệt là cần thiết. Trước hết, cần kiểm kê tổng thể, nhận diện xem chúng ta đang "có gì", so sánh, đánh giá các di tích có tiềm năng trở thành di tích quốc gia đặc biệt. Ðây là cơ sở để công nhận di tích là đặc biệt hay không đặc biệt.

Thay vì mỗi năm một lần, cần giãn cách thời gian công nhận để quá trình đánh giá, công nhận được kỹ lưỡng hơn. Về mặt chuyên môn, có những di tích, điển hình như đình, đền, chùa có giá trị nổi bật nhưng tương đồng về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định, thì xây dựng quy trình đánh giá, lựa chọn di tích độc đáo nhất, giá trị nhất trong đó để vinh danh. Còn nếu xây dựng quy trình theo phương pháp hiện nay, chúng ta sẽ lần lượt công nhận tất cả nhóm đó là Di tích quốc gia đặc biệt.

Mặt khác, sau khi vinh danh giá trị đặc biệt, cần ràng buộc các địa phương về công tác bảo vệ, phát huy giá trị cho xứng đáng. Bởi hiện nay, việc bảo vệ, quản lý Di tích quốc gia đặc biệt cũng nảy sinh nhiều bất cập. Không ít di tích bị xâm hại, hoặc chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Di tích quốc gia đặc biệt, Bảo vật quốc gia là diện mạo văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia. Do đó, thay vì quá chú trọng số lượng, cần tập trung hơn vào đánh giá chất lượng. Bởi khi điều đặc biệt bị biến thành phổ cập thì giá trị đặc biệt sẽ bị pha loãng và chúng ta sẽ không nhận ra đâu là điều đặc biệt.

Theo Giang Nam/ Nhân Dân

https://nhandan.vn/doi-moi-phuong-phap-vinh-danh-di-san-post849314.html 

  • Từ khóa

Việt Nam có 'thiên đường' đẹp ngang Maldives nhưng chi phí rẻ hơn cả Phuket, Bali

Từ một điểm đến mang danh 'chặt chém' du khách, Phú Quốc trong 2 năm trở lại đây đã có sự chuyển mình ngoạn mục, khi được bạn bè quốc tế khen ngợi là chi...
17:00 - 12/02/2025
79 lượt xem

Dâng hương Văn Miếu Bắc Ninh, tiếp nối truyền thống hiếu học, khoa bảng

hát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất, con người Bắc Ninh, ngày 12/2 (Tết Nguyên Tiêu xuân Ất Tỵ...
15:39 - 12/02/2025
114 lượt xem

Lễ khai ấn Đền Trần Nam Định

Đêm 11/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã được tổ chức...
11:51 - 12/02/2025
210 lượt xem

Siêu bếp giới thiệu món chay nhân rằm tháng giêng

Món chay như gỏi phát tài, canh liên hoa, gỏi thịnh vượng và chả an khang được giới thiệu trong Siêu bếp, phát sóng lúc 20h20 ngày 12-2 trên HTV7. Bên...
12:06 - 12/02/2025
182 lượt xem

Muôn mầu thơ thiếu nhi chào mừng Ngày thơ Việt Nam 2025

Chào mừng Ngày thơ Việt Nam năm 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc nhiều tập thơ thiếu nhi mới đặc sắc của các nhà thơ nhiều thế hệ. Những...
09:26 - 12/02/2025
258 lượt xem