Theo dữ liệu mới nhất từ báo cáo của Kaspersky Security Network (KSN), trong năm 2024, Kaspersky đã ngăn chặn 19.816.401 mối đe dọa mạng tại Việt Nam. Con số này giảm đáng kể so với tổng số mối đe dọa mạng trong năm 2023 là 29.625.939 vụ.
Các mối đe dọa trên web là những cuộc tấn công mạng lợi dụng lỗ hổng trên các trang trình duyệt, plugin và các nền tảng trực tuyến để phát tán phần mềm mã độc chứa nội dung độc hại nhằm đánh lừa người dùng. Tội phạm mạng thường sử dụng hai phương thức để truy cập vào hệ thống người dùng: drive-by download và kỹ thuật tấn công phi xã hội (social engineering).
Số lượng các vụ tấn công mạng Việt Nam liên tiếp giảm trong vòng 4 năm Ảnh: AFP
Đối với phương thức Drive-by download, tin tặc sẽ cài cắm mã độc vào một trang web. Khi nạn nhân truy cập vào trang web bị nhiễm mã độc, máy tính của họ sẽ tự động tải xuống phần mềm độc hại mà không cần sự chấp thuận từ người dùng. Ngoài ra, những tội phạm mạng này còn sử dụng phương thức cực kỳ tinh vi - social engineering. Chúng sẽ ngụy trang phần mềm độc hại thành các chương trình hợp pháp và tìm cách thuyết phục nạn nhân tải xuống máy tính của họ, thường thông qua email lừa đảo (phishing email), trang web giả mạo và quảng cáo chứa đựng thông tin sai lệch.
Với số liệu thống kê trên, Việt Nam ghi nhận số vụ tấn công mạng giảm đáng kể trong suốt 4 năm liền.
"Sau nhiều năm nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc và đang từng bước hoàn thành mục tiêu an ninh mạng do Chính phủ đề ra trong năm 2025, đó là giám sát và đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng. Những nỗ lực của Việt Nam cũng được Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) ghi nhận thông qua Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu năm 2024 (Global Cybersecurity Index 2024) với số điểm ấn tượng 99,74. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không ngừng duy trì quan hệ hợp tác trong cả lĩnh vực công và tư nhân nhằm tăng cường năng lực an ninh mạng trong nước", ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á của Kaspersky nhận xét.
Tuy nhiên, trước những tiến bộ và thành tựu trong an ninh mạng quốc gia, Việt Nam tiếp tục đối mặt với vấn nạn tấn công giả mạo và lừa đảo trên các trang web trực tuyến. Ước tính trong năm 2024 người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo, theo báo cáo của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.
"Tại Việt Nam, một trong những phương thức tấn công mạng phổ biến mà tin tặc thường sử dụng là kỹ thuật tấn công phi xã hội - social engineering. Dựa trên những thông tin cá nhân người dùng chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội, các tác nhân độc hại sẽ tạo ra nhiều kịch bản lừa đảo đa dạng, nhằm đánh lừa nạn nhân rằng họ sẽ nhận được những lợi ích hấp dẫn từ trang web đã cài cắm sẵn mã độc. Nguy hiểm hơn, sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp tội phạm mạng tận dụng triệt để thông tin bị rò rỉ để làm các kịch bản lừa đảo thêm phong phú", ông Yeo nói.
"Cuộc chiến chống lừa đảo tài chính sẽ không có hồi kết, đòi hỏi sự quan tâm và các biện pháp phòng ngừa liên tục từ các tổ chức và quốc gia. Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết các thách thức về an ninh mạng, có tiềm năng gặt hái nhiều thành tựu lớn trong tương lai bằng cách áp dụng các giải pháp an ninh mạng tiên tiến và chiến lược chống lừa đảo hiệu quả", ông Yeo khẳng định về tiềm lực an ninh mạng của Việt Nam.
Kaspersky khuyến nghị các tổ chức và cá nhân tăng cường khả năng bảo vệ trước các mối đe dọa mạng bằng những biện pháp sau:
Theo Thành Luân/ Thanh Niên
https://thanhnien.vn/kaspersky-so-luong-cac-vu-tan-cong-mang-viet-nam-lien-tiep-giam-trong-vong-4-nam-185250212134114001.htm