190
/
179135
Tỉ lệ thuốc giả công bố tại Việt Nam có phản ánh đúng thực tế?
ti-le-thuoc-gia-cong-bo-tai-viet-nam-co-phan-anh-dung-thuc-te
news

Tỉ lệ thuốc giả công bố tại Việt Nam có phản ánh đúng thực tế?

Thứ 5, 17/04/2025 | 16:45:00
1,948 lượt xem

Theo công bố của Bộ Y tế, năm 2024 về chất lượng thuốc thì bộ này cho rằng tỉ lệ mẫu lấy không đạt chất lượng vẫn duy trì ở mức thấp (0,53%), tỉ lệ thuốc giả thấp so với các nước trong khu vực (0,06%).

thuốc giả - Ảnh 1.

Cơ quan công an kiểm tra kho thuốc giả - Ảnh: CACC

Số liệu mới nhất của Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương và báo cáo của các Trung tâm kiểm nghiệm, số lượng mẫu thuốc nghi ngờ là thuốc giả đã phát hiện trong năm 2024 là 23 mẫu. Tỉ lệ thuốc giả ghi nhận trên số mẫu được kiểm tra là 0,06%. 

Theo số liệu này, Bộ Y tế nhận định Việt Nam có tỉ lệ thuốc giả thấp so với các nước trong khu vực, trong khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng tỉ lệ thuốc giả ở các nước đang phát triển lớn hơn con số này rất nhiều lần.

Tỉ lệ 0,06% có phản ánh đúng thực tế?

Theo quy định hiện hành thì hằng năm các viện kiểm nghiệm thuốc lấy khoảng 40.000 mẫu thuốc tân dược, đông dược trên thị trường để kiểm tra chất lượng. Qua đó ghi nhận tỉ lệ mẫu không đạt chất lượng luôn dưới 1%, năm 2024 tỉ lệ này là 0,56%, thấp nhất trong 5 năm gần đây.

Với thuốc giả, Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương cho biết năm 2024 có 23 mẫu thuốc (gồm cả đông dược và tân dược) nghi ngờ là giả. Tỉ lệ thuốc giả theo Bộ Y tế là 0,06%, từ năm 2012 đến nay con số này luôn ở mức dưới 0,1%.

Thế là người dùng thuốc đã có thể yên tâm, nếu nhìn vào những con số với toàn ưu điểm? Tuy nhiên theo quy định hiện hành, tỉ lệ thuốc giả công bố được tính trên số mẫu lấy, năm 2024 lấy trên 40.000 mẫu, so sánh với thị trường dược phẩm trị giá 7 tỉ USD/năm của Việt Nam, số mẫu lấy chưa gia tăng theo sự phát triển của thị trường luôn tăng trưởng 2 con số.

Ngay trong dịp này, Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện lô thuốc và thực phẩm chức năng giả gần 10 tấn hàng, trong đó có 4 thuốc tân dược là Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion, cùng nhiều sản phẩm thuốc trị bệnh xương khớp được ghi nhãn là hàng Hong Kong, Singapore.

Từ tháng 1-2025, Cục Quản lý dược cũng phát đi cảnh báo phát hiện thuốc giãn phế quản giả, hàm lượng hoạt chất chỉ đạt 8,7% so với yêu cầu của Dược điển Việt Nam; viên nén Clorocid TW3 và viên nén Tetracyclin TW3 có hàng giả; tháng 2-2025 Cục Quản lý y dược học cổ truyền cảnh báo có thuốc giả viên hoàn cứng điều kinh lọc máu...

WHO khảo sát và cho rằng tỉ lệ thuốc giả đang lưu hành tại các nước đang phát triển (như Việt Nam) khoảng 10%, trong khi tỉ lệ Bộ Y tế "ghi nhận được" tại Việt Nam chỉ 0,06% là có sự chênh lệch. 

Nhìn vào đường dây thuốc giả đã kinh doanh lớn những 4 năm mới bị phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc giả cho thấy có thể còn những trường hợp tương tự chưa được phát giác, người dân vẫn có nguy cơ mua phải thuốc giả.

Dùng phải thuốc giả nguy hại thế nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp, thuốc giả là sản phẩm không có hoạt chất, sai hoạt chất, sai liều lượng hoặc giả mạo nhà sản xuất. Quan trọng, cần phân biệt thuốc giả với thuốc kém chất lượng - loại thuốc được cấp phép nhưng không đạt chuẩn do lỗi kỹ thuật, không mang yếu tố lừa đảo.

"Hậu quả phổ biến nhất nếu dùng phải thuốc giả là thất bại điều trị, với các bệnh lý nguy cấp như nhiễm khuẩn, tim mạch, ung thư, việc bỏ lỡ thời điểm vàng vì dùng thuốc giả đồng nghĩa với mất cơ hội sống.

Nhiều thuốc giả chứa tạp chất nguy hiểm, gây tổn thương gan, thận, tim mạch hoặc phản ứng phản vệ, có thể gây tử vong" - bác sĩ Hoàng nói.

Bác sĩ Hoàng cũng cho rằng dược sĩ và bác sĩ là hàng rào đầu tiên phát hiện thuốc giả, có thể chủ động tư vấn, báo cáo nghi ngờ, hướng dẫn người bệnh. 

Tuy nhiên theo kết quả điều tra ban đầu của Công an tỉnh Thanh Hóa, đường dây thuốc giả vừa bị bắt giữ tồn tại suốt 4 năm do lợi dụng thói quen của người dân tự mua thuốc chữa bệnh (không có kê đơn của bác sĩ), nhiều người lớn tuổi ít khi tìm hiểu về nguồn gốc thuốc chữa bệnh.

Đường dây này cũng nhắm vào nhóm người cao tuổi có nhu cầu mua, sử dụng các loại thuốc có tác dụng chữa bệnh về xương khớp, đau nhức... với giá thành rẻ, phù hợp với thu nhập của người già.

Theo Hồng Hà/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/ti-le-thuoc-gia-cong-bo-tai-viet-nam-co-phan-anh-dung-thuc-te-20250417142837547.htm 

  • Từ khóa

Hậu quả đắng sau cơn nghiện nước ngọt

Nam thanh niên tăng 10 kg trong hai tuần, nhập viện vì khó thở, suy tim, phù nề sau thời gian dài nghiện trà sữa, nước ngọt.
09:10 - 11/05/2025
509 lượt xem

Mệt mỏi khi thức dậy mỗi sáng: Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiềm ẩn

Thức dậy trong trạng thái mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu bệnh tiềm ẩn. Tình trạng mệt mỏi này thường bị xem...
08:36 - 10/05/2025
1,115 lượt xem

Bất ngờ phát hiện sức mạnh chống đột quỵ từ loại vắc xin thông thường

Nghiên cứu mới quy mô lớn vừa được công bố trên tạp chí y khoa European Heart Journal, đã phát hiện một loại vắc xin người lớn tuổi thường dùng có khả...
16:16 - 09/05/2025
1,516 lượt xem

Bắc Giang: Cứu sống một trường hợp bị ngộ độc rượu trong tình trạng nguy kịch

Sáng 9/5, bác sĩ Thái Văn Tiệp, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang) thông tin, sau thời gian điều trị tích...
14:50 - 09/05/2025
1,683 lượt xem

Phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước 35 tuổi được trợ cấp

Nhiều phường xã tại TP.HCM đã có thông báo lập danh sách phụ nữ sinh 2 con trước 35 tuổi để trợ cấp (mức 3 triệu đồng/người). Thông tin này làm nhiều bà...
12:59 - 09/05/2025
1,564 lượt xem