19
/
120915
Lạc vào "mê cung" đảo dấu vân tay nổi tiếng của Croatia
lac-vao-me-cung-dao-dau-van-tay-noi-tieng-cua-croatia
news

Lạc vào "mê cung" đảo dấu vân tay nổi tiếng của Croatia

Thứ 6, 03/12/2021 | 16:56:29
2,089 lượt xem

Kể từ khi những bức ảnh chụp từ trên không của Baljenac bắt đầu lan truyền trên internet, sự nổi tiếng của hòn đảo dấu vân tay đã phát triển đáng kể khi có sự hiện diện của khách du lịch.

Nằm ngoài khơi bờ biển Croatia, thuộc Biển Adriatic, Baljenac là một hòn đảo nhỏ bé được bao phủ bởi hàng loạt bức tường đá khô khiến nó giống như một dấu vân tay khổng lồ khi nhìn từ trên cao.

Hòn đảo Baljenac hình bầu dục được bao phủ bởi một mạng lưới tường đá khô dài 23 km. Bạn sẽ nghĩ đó là một mê cung cổ đại, nhưng thực tế nó là những bức tường chỉ cao đến thắt lưng và được thiết kế chỉ để giúp nông nghiệp dễ dàng hơn ở một nơi khắc nghiệt.

Địa hình đá và gió mạnh không hoàn toàn lý tưởng cho việc trồng cây, vì vậy cư dân của hòn đảo Kaprije gần đó đã xây những bức tường đá này để ngăn cách cây trồng và bảo vệ chúng.

Đó là một kỹ thuật được sử dụng ở các khu vực khác của châu Âu, như Anh hoặc Ireland, nhưng không nơi nào độc đáo như nơi đây - nơi những bức tường này bắt chước mô hình dấu vân tay của con người như ở đảo Baljenac.

Đảo dấu vân tay nổi tiếng của Croatia giống như một dấu vân tay khổng lồ khi nhìn từ trên cao.

Hòn đảo này chỉ có bề mặt 0,14 km vuông nhưng có 23 km tường thành được tạo ra đơn giản bằng cách xếp chồng các tảng đá lên nhau. Cùng một loại tường được sử dụng ở Kaprije và Zut, nhưng Baljenac cho đến nay có mật độ cao nhất tính theo diện tích bề mặt.

Phần lớn mạng lưới tường đá được cho là đã được xây dựng trong thế kỷ 19, nhưng cả Baljenac và Kaprije đều là nơi trú ẩn an toàn cho những người theo đạo Thiên chúa trong các cuộc chinh phục của Ottoman vào thế kỷ 16 và 17, vì vậy một số phần của bức tường có thể còn lâu đời hơn.

Kể từ khi những bức ảnh chụp từ trên không của Baljenac bắt đầu lan truyền trên internet, sự nổi tiếng của hòn đảo dấu vân tay đã phát triển đáng kể khi có sự hiện diện của khách du lịch trong khu vực.

Mặc dù người dân địa phương chào đón du khách, nhưng một số người đã lo lắng về sự hư hại của những bức tường dưới bàn tay của những khách du lịch ngỗ ngược.

Chính phủ Croatia đã yêu cầu UNESCO đưa hòn đảo này vào danh sách các di sản thế giới, điều này sẽ không chỉ thúc đẩy sự nổi tiếng của nó hơn nữa mà còn đảm bảo Baljenac được chính quyền địa phương bảo vệ cao hơn.

Ngoài đảo dấu vân tay nổi tiếng của Croatia bạn cũng có thể tìm hiểu những hòn đảo khác thường như hòn đảo trở thành quê hương của hàng nghìn con gà hoang dã hay hòn đảo "tím lịm" thu hút khách du lịch ở Hàn Quốc.

Theo Tuệ An/GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/chuyen-la/lac-vao-me-cung-dao-dau-van-tay-noi-tieng-cua-croatia-HhdkI6pnR.html

  • Từ khóa

Đặc sắc lễ Khai hạ của dân tộc Mường Hòa Bình

Ngày 5/2 (tức mồng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian...
08:41 - 06/02/2025
6 lượt xem

Nghe Mùa xuân đầu tiên, Mùa chim én bay... thật khác trong hòa nhạc chào năm mới

Hòa nhạc chào năm mới New Year Concert 2025 mang loạt ca khúc hay về mùa xuân trở lại: Mùa xuân đầu tiên, Hà Nội mùa xuân, Mùa chim én bay, Một mùa xuân...
07:42 - 06/02/2025
32 lượt xem

Vụ quán ăn 'chặt chém' khách: Đến lúc cân nhắc xử lý hình sự để răn đe

Nhiều nghệ sĩ cho rằng việc các hàng quán 'chặt chém' thực khách tạo hình ảnh xấu đến du lịch Việt Nam, cần có biện pháp xử lý nghiêm để giải quyết triệt...
15:58 - 05/02/2025
425 lượt xem

Du lịch về nguồn - loại hình thế mạnh của ngành “công nghiệp không khói” Việt Nam

Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử vàng vẻ vang với những chiến công chói lọi chống lại giặc ngoại...
14:47 - 05/02/2025
434 lượt xem

Tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025

Từ ngày 14 đến 16/2, tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, sẽ diễn ra Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025. Đây là hoạt động...
11:23 - 05/02/2025
535 lượt xem