19
/
85835
Xin chữ thư pháp - Nét đẹp đầu năm
xin-chu-thu-phap-net-dep-dau-nam
news

Xin chữ thư pháp - Nét đẹp đầu năm

Thứ 7, 01/02/2020 | 07:21:31
516 lượt xem

BGTV - Mỗi dịp xuân về, hình ảnh những "ông đồ" bày nghiên bút, giấy bản để cho chữ đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam; nhiều người cũng “xin chữ” thư pháp như một cách gửi gắm, bày tỏ nguyện ước của bản thân, phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác ngay từ ngày đầu năm mới.

Văn hóa thư pháp

Dân tộc ta với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo từ ngàn đời. Khi xưa thầy đồ thường là người được mọi người đến để xin chữ dịp đầu năm.Không chỉ mang ý nghĩa may mắn, cầu phúc lộc đầu năm, mỗi chữ còn là một tác phẩm nghệ thuật thư pháp, bay lượn thể hiện cho “trí – thần – lực” của người cầm bút. 

Xin chữ đầu năm thể hiện truyền thống trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của người Việt 

Nét đẹp đằng sau mỗi bức chữ thư pháp là kết tinh, hội tụ của sự đồng cảm, trí tuệ, “tâm và tầm” của người cho chữ và lòng thành kính của người xin chữ, mong muốn gửi gắm ước vọng tốt đẹp cho một năm mới hạnh phúc, bình an được lồng trong nét chữ. Ngoài cầu may mắn, người ta còn muốn xin cái tài hoa, đức độ của ông đồ để răn mình. Đó cũng là một minh chứng về truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Thời gian trôi qua, tục xin chữ đang quay trở lại, người ta dần nhận ra những điều đẹp đẽ trong phong tục này. 

Ngày nay, thư pháp đã trở nên phổ biến hơn với người dân Việt Nam, trở thành nét đẹp văn hóa, một bộ môn “nghệ thuật” được nhiều người trẻ theo đuổi. Bên cạnh các ông đồ lớn tuổi, giờ đây còn có những “ông đồ - bà đồ” trẻ tuổi với lối viết sáng tạo, hiện đại. Không chỉ cho được chữ Hán mà còn cả chữ quốc ngữ viết theo lối thư pháp, chứa đựng những ẩn ý sâu xa, hàm chứa nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Những năm gần đây, tại các lễ hội, đền chùa… người dân đều có thấy hình ảnh những ông đồ giấy mực đỏ thắm, một vẻ đẹp gần gũi và bình dị. Những chữ thường được mọi người lựa chọn đều là thông điệp về lễ nghĩa, bài học làm người, Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín... 

Lan tỏa nét đẹp truyền thống

Ông Bùi Đức Long (Phường Đa Mai, TP Bắc Giang) đến lễ hội đền Xương Giang chia sẻ: "Năm nào đi hội các đền chùa đầu năm tôi cũng xin chữ để cầu bình an cho người thân, con cháu. Các chữ đều gửi gắm mong muốn một năm mới con trẻ học hành tiến bộ, ngoan ngoãn; người lớn làm việc hanh thông, khởi sắc".

Nhiều người quan niện có bức thư pháp treo trong nhà, năm mới sẽ thêm rực rỡ hơn 

Còn với em Vũ Thu Phương, học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) cũng hào hứng nói: "Tìm hiểu về tục khai bút đầu năm của dân tộc em nhận thấy đây thật sự là nét đẹp cần được gìn giữ, lan tỏa, bản thân em cũng mong muốn bước sang một năm mới sẽ học thật tốt, thi cử may mắn thông suốt nên năm nào đi chùa cùng mẹ em cũng xin một chữ để treo trong phòng làm động lực cho bản thân”.

Theo anh Nguyễn Trọng Quân (Phường Đa Mai, TP Bắc Giang) – một người viết chữ thư pháp chia sẻ: “Xin chữ là một nét đẹp truyền thống đầu năm, người đi xin chữ cũng cần biết tâm tư nguyện vọng của mình để chọn được chữ phù hợp. Chơi chữ là một phong tục bình dị nhưng ẩn chứa trong đó bề sâu văn hóa, không phải thứ xô bồ, cẩu thả. Do đó việc xin chữ, nhất là chữ Hán nên là những người am hiểu thấu đáo về nội dung, không nên xin chữ một cách tùy tiện”.

Một mùa xuân đến mang theo những cơ hội mới, người người lại rộn ràng xin chữ cầu lộc, cầu tài, cầu may đầu năm. Cùng với thời gian và sự chuyển biến không ngững của xã hội hiện đại, người dân ngày càng trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống là một điều tích cực, đáng mừng, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học của dân tộc, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị, ý nghĩa nhân văn của nghệ thuật thư pháp Việt Nam./.

Lê An

  • Từ khóa

Tạm dừng cho du khách tham quan cột mốc số 0 ở cực Tây Tổ quốc

Cơ quan chức năng tạm dừng cho du khách tham quan cột mốc số 0 tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (A Pa Chải, Mường Nhé, Điện Biên) từ 4 đến...
16:44 - 28/03/2025
762 lượt xem

Ra mắt cuốn sách “Chọn cho hay chọn bỏ - Thị trường văn hóa Trung Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”

Ngày 27/3, Viện Nghiên cứu Trung Quốc phối hợp Nhà xuất bản Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) ra mắt cuốn sách “Chọn cho hay chọn bỏ...
14:39 - 28/03/2025
835 lượt xem

Khi đạo diễn người Mỹ vào vai Chí Phèo

Tại sân khấu Trường Múa TP.HCM, các nghệ sĩ nhóm Lóc Kóc Leng Keng (tức LKLK) vừa giới thiệu đến khán giả vở kịch truyền thanh Chí Phèo.
12:22 - 28/03/2025
836 lượt xem

Lễ hội Văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2025

Tối 27/3, tại Khu du lịch Văn Thánh, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025, giới thiệu...
10:30 - 28/03/2025
904 lượt xem

Đề xuất phương án bảo tồn thuyền cổ độc lạ tại Bắc Ninh

Sau gần một tháng khai quật hai con thuyền cổ tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, các chuyên gia nhận định, đây là phát...
09:51 - 28/03/2025
897 lượt xem