190
/
128993
Những nơi nào là dễ hình thành cục máu đông nhất trên cơ thể?
nhung-noi-nao-la-de-hinh-thanh-cuc-mau-dong-nhat-tren-co-the
news

Những nơi nào là dễ hình thành cục máu đông nhất trên cơ thể?

Thứ 2, 06/06/2022 | 15:50:00
3,010 lượt xem

Cục máu đông là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì có thể gây tắc nghẽn lưu thông máu và làm chết mô. Dù phần lớn các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch nhưng chúng vẫn có thể xuất hiện ở động mạch và buồng tim

Cục máu đông có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Tuy nhiên, một số khu vực cụ thể sẽ dễ xảy ra hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Cục máu đông nếu không điều trị có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hay thuyên tắc phổi SHUTTERSTOCK

Những nơi cục máu đông xuất hiện nhiều nhất là chân, xương chậu, cánh tay, đầu và cổ. Bên cạnh đó, những vị trí dù ít phổ biến nhưng vẫn có thể xuất hiện cục máu đông là tim và phổi.

Dù cục máu đông xuất hiện ở đâu trong cơ thể thì điều quan trọng là người bệnh phải tìm đến bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường, chúng sẽ hình thành khi mạch máu bị tổn thương và cơ chế đông máu tự nhiên được kích hoạt. Các cục máu đông này sẽ tự động tan sau đó. Thế nhưng, nếu không tan thì sẽ là vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Một nguyên nhân khác khiến cục máu đông hình thành là do sự thay đổi trong lưu lượng máu, chẳng hạn như khi bạn đang mang thai hay dùng một số loại thuốc nhất định.

Nếu cục máu đông trong động mạch thì chúng có thể ngăn cản dòng máu giàu ô xy đến tim hoặc não. Hậu quả là gây đau tim hay đột qụy.

Trong trường hợp cục máu đông trong tĩnh mạch, chúng có thể cắt đứt nguồn cung máu đến một vùng cơ thể nào đó và gây sưng, đau, thậm chí chết mô.

Trên thực tế, cục máu đông phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Số liệu của Hiệp hội Huyết học Mỹ cho thấy mỗi năm nước này có đến 900.000 người bị chẩn đoán mắc cục máu đông.

Cục máu đông chia ra làm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường là ở chân.

Các triệu chứng điển hình của huyết khối tĩnh mạch sâu là đau, sưng và da đỏ ở vùng bị ảnh hưởng. Nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi thì có thể gây thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng, theo Healthline.

Theo Ngọc Quý/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/nhung-noi-nao-la-de-hinh-thanh-cuc-mau-dong-nhat-tren-co-the-post1464532.html

  • Từ khóa

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy...
07:10 - 04/02/2025
26 lượt xem

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho...
16:06 - 03/02/2025
382 lượt xem

Massage giải rượu có thật sự hiệu quả?

Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thiện Kim Hữu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, cơ sở 3 đưa ra những khuyến cáo massage giải rượu có thể hỗ trợ giảm một...
14:43 - 03/02/2025
457 lượt xem

5 biểu hiện cảnh báo cần đi khám gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe. Khi mỡ tích tụ quá nhiều trong gan thì sẽ gây tổn thương tế bào gan và kích hoạt phản ứng viêm. Một số...
13:00 - 03/02/2025
503 lượt xem

Phát hiện tin vui bất ngờ cho người thích ăn thịt

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, đã phát hiện kết hợp thịt đỏ nạc vào chế độ ăn uống lành mạnh, nhất quán có thể cải thiện...
09:10 - 03/02/2025
563 lượt xem