190
/
147216
Xử trí khi trẻ bị sốt co giật
xu-tri-khi-tre-bi-sot-co-giat
news

Xử trí khi trẻ bị sốt co giật

Thứ 2, 15/05/2023 | 12:25:00
2,038 lượt xem

Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm… Hầu hết sốt ở trẻ em là lành tính. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt, nhất là sốt cao co giật, chăm sóc thế nào cho đúng là băn khoăn của nhiều phụ huynh.

TS-BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và chống độc - Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội), tư vấn:

Khi trẻ bị sốt, cần để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và mặc quần áo rộng. Cho trẻ uống nhiều nước. Tăng số lần và số lượng bú với trẻ sơ sinh. Lau người cho trẻ bằng khăn ẩm: nhúng 5 cái khăn vào thau nước và vắt hơi ráo, dùng 2 khăn lau ở hai hõm nách, 2 khăn lau ở hai bẹn và 1 khăn lau khắp người.

Xử trí khi trẻ bị sốt co giật - Ảnh 1.

Khi trẻ bị sốt, cần để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, sạch sẽ Shutterstock

Chú ý không đắp khăn lên trán và ngực trẻ. Cách 2 - 3 phút thay khăn một lần. Theo dõi nhiệt độ nước, duy trì nước ở mức ấm. Cách 15 phút nên kiểm tra nhiệt độ của trẻ, ngưng lau người cho trẻ khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C.

Chỉ truyền dịch khi có chỉ định

TS-BS Lê Ngọc Duy lưu ý: Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Với trẻ có tiền sử co giật do sốt, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38 độ C.

Đưa trẻ bị sốt đến bệnh viện khi:
  • Trẻ sốt cao trên 39,5 độ mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Trẻ sốt cao quá 2 ngày.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ sốt kèm theo một trong các dấu hiệu: kích thích, li bì khó đánh thức, nôn nhiều, bỏ ăn, co giật, khó thở, phát ban hoặc tiểu ra máu...
  • Khi trẻ bị sốt, gia đình cần lưu ý:
  • Không ủ ấm, vì càng làm thân nhiệt trẻ tăng cao.
  • Không nặn chanh vào miệng trẻ vì dễ bị rộp miệng, phỏng lưỡi, hoặc nghẹt thở.
  • Không dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt.
  • Không giật tóc, vỗ vào người khi trẻ đang bị co giật, vì sẽ khiến trẻ càng bị kích thích, co giật nhiều hơn.

(Nguồn: Bệnh viện Nhi T.Ư)



Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là Paracetamol dạng gói, hoặc siro hoặc viên đặt hậu môn. Liều lượng 10 - 15 mg/kg/lần, 4 - 6 giờ/lần. Lưu ý dùng đúng liều. Không nên phối hợp các loại thuốc hạ sốt cùng một lúc vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể trẻ.

Nếu trẻ bị sốt co giật, cần đặt trẻ nằm nghiêng một bên để đờm, nhớt dễ chảy ra ngoài, tránh hít vào phổi. Đặt hậu môn thuốc hạ nhiệt. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sau khi sơ cứu cho trẻ bị sốt cao co giật, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Thực tế nhiều gia đình hiện nay hay cho con truyền dịch khi trẻ sốt. Về vấn đề này, BS Duy lưu ý: Trẻ sốt nhưng vẫn tỉnh táo, được bổ sung đủ nước bằng ăn uống thì không cần truyền dịch. Nếu trẻ bị mất nước nặng, bỏ ăn uống thì cần truyền dịch và chỉ nên thực hiện ở cơ sở y tế đủ điều kiện hoặc ở bệnh viện để đảm bảo an toàn. 

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/xu-tri-khi-tre-bi-sot-co-giat-185230514231436007.htm

  • Từ khóa

Chủ động phòng cúm bằng cách nào?

Cúm là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt ở những...
16:45 - 06/02/2025
84 lượt xem

Nghiên cứu: Thực phẩm tốt cho từng nhóm máu

Một nghiên cứu mới đây đã khám phá ra điều đáng ngạc nhiên về cách gien và nhóm máu quyết định loại thực phẩm nào giúp cơ thể phát triển tốt hơn, loại nào...
14:41 - 06/02/2025
143 lượt xem

Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây bệnh tình dục?

ThS.BS Dương Lê Trung, khoa lâm sàng 3 Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho hay quan hệ tình dục qua đường miệng được hiểu là việc sử dụng miệng để kích thích...
14:30 - 06/02/2025
130 lượt xem

Nghiên cứu: 2 vấn đề sức khỏe có thể tránh được nhờ tách cà phê sáng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ Medicine cho thấy bạn có thể tránh được 2 vấn đề sức khỏe quan trọng chỉ bằng tách cà phê mỗi sáng.
10:36 - 06/02/2025
225 lượt xem

Cúm mùa gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới

Chiều 5.2, Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản.
08:11 - 06/02/2025
295 lượt xem