190
/
157555
Ăn sáng lúc nào, ăn gì thì tốt?
an-sang-luc-nao-an-gi-thi-tot
news

Ăn sáng lúc nào, ăn gì thì tốt?

Thứ 3, 12/12/2023 | 10:15:00
2,191 lượt xem

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sáng rất quan trọng để chuẩn bị năng lượng cho một ngày làm việc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bỏ qua bữa sáng, hay ăn sáng quá muộn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phở - món ăn sáng được nhiều người yêu thích - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Phở - món ăn sáng được nhiều người yêu thích - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Bữa sáng nên ăn vào giờ nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - trưởng khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia, sau khi kết thúc bữa tối, qua một đêm kéo dài 10 đến 12 giờ đồng hồ, lúc này dạ dày đã trống rỗng.

Việc bỏ bữa sáng khiến cơ thể không có nguồn năng lượng bổ sung, từ đó cơ thể phải huy động một lượng đường và protein được dự trữ và sẵn sàng cho mọi hoạt động. Việc này sẽ gây cảm giác đói cồn cào, tụt huyết áp, người nôn nao, lâu dài sẽ gây những tổn thương đến hệ tiêu hóa như đau dạ dày.

Vì vậy, bữa sáng là rất cần thiết. Thế nhưng, bữa sáng ăn vào giờ nào là tốt nhất? Theo bác sĩ Hưng, nhiều người có thói quen dậy muộn, ăn sáng vào lúc 9h đến 10h. Việc ăn sáng muộn sẽ khiến đến bữa trưa cơ thể vẫn còn dư năng lượng, còn cảm giác no, có thể bỏ qua bữa trưa.

"Thời gian ăn sáng hợp lý phụ thuộc vào tính chất công việc của mỗi người. Ví dụ có những người ăn sáng từ lúc 6h, học sinh ăn sáng lúc 7h, hay người hưu trí ăn sáng vào 7h30... Thời điểm ăn sáng tốt nhất là trước 8h sáng. Thời điểm này là phù hợp để buổi trưa có thể tiếp tục bữa ăn", bác sĩ Hưng khuyến cáo.

Bữa sáng ăn gì?

Bác sĩ Hưng cho hay bữa sáng cần cung cấp đủ bốn nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Nhiều món ăn phổ biến của Việt Nam cho bữa sáng như bún, phở, xôi, bánh mì... Những món ăn này chứa chất đạm (protein), chất béo (lipid), và chứa khá nhiều năng lượng từ tinh bột (glucid), nhưng lại thường thiếu chất xơ.

Ngoài ra, nhiều người có thói quen ăn bánh ngọt vào bữa sáng. Theo bác sĩ Hưng, điều này là không tốt. Nếu ăn đồ ngọt quá nhiều, bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như: béo phì, đái tháo đường, tim mạch,…

Bên cạnh đó, bánh ngọt cũng khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và mức năng lượng giảm xuống. Điều này có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn không lành mạnh trong suốt thời gian còn lại trong ngày.

"Đặc biệt, đừng bỏ qua chất xơ vào bữa sáng. Việc bổ sung chất xơ sẽ giúp bạn no lâu hơn, kiểm soát được năng lượng nạp vào cơ thể. Chất xơ có thể bổ sung cho bữa sáng qua những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, sinh tố hoặc rau xanh", bác sĩ Hưng cho hay.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/an-sang-luc-nao-an-gi-thi-tot-20231211125332682.htm 

  • Từ khóa

Thực hư danh sách tác dụng phụ ghê gớm của vắc xin COVID-19 của Pfizer

Thông tin Pfizer vừa công bố danh sách tác dụng phụ vắc xin COVID-19 đang được lan truyền rộng rãi và gây lo lắng trong cộng đồng, nhưng thực hư ra...
16:01 - 10/02/2025
152 lượt xem

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ

Nghiên cứu mới vừa được trình bày tại Hội nghị Đột quỵ Quốc tế của Tổ chức về Đột quỵ Mỹ đã chỉ ra một thói quen thường được thực hiện sau khi ăn có thể...
14:30 - 10/02/2025
201 lượt xem

Giấc mơ tiết lộ dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Alzheimer

Nghiên cứu mới cho thấy thời điểm của giấc ngủ REM có thể là chìa khóa để hiểu sự suy giảm nhận thức và phòng ngừa bệnh Alzheimer, theo Rolling Out.
11:59 - 10/02/2025
258 lượt xem

Bộ Y tế: Giám sát dịch cúm, cung ứng kịp thời thuốc điều trị

Cục Quản lý dược đề nghị sở y tế các tỉnh, thành theo dõi sát tình hình dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm; các bệnh viện đảm bảo cung ứng...
11:40 - 10/02/2025
277 lượt xem

Thực hư thuốc Tamiflu chống cúm ‘khan hàng’, loạn giá

Thời gian gần đây số ca mắc cúm A gia tăng khiến thị trường thuốc Tamiflu - thuốc kháng vi rút có tác dụng điều trị cúm A - cũng “nhảy múa”, giá thuốc có...
07:58 - 10/02/2025
362 lượt xem