190
/
158110
Nghiên cứu Mỹ: Những loại trái cây trị mất ngủ siêu tốt
nghien-cuu-my-nhung-loai-trai-cay-tri-mat-ngu-sieu-tot
news

Nghiên cứu Mỹ: Những loại trái cây trị mất ngủ siêu tốt

Thứ 2, 25/12/2023 | 21:15:00
45,860 lượt xem

Nghiên cứu dựa trên hơn 29.000 người ở Mỹ cho thấy một số loại trái cây có tác dụng hết sức bất ngờ lên các dạng mất ngủ khác nhau.

Nhóm khoa học gia đến từ nhiều viện, trường trực thuộc Đại học bang Pennsylvania, Đại học Y khoa bang Pennsylvania và Trung tâm Y tế Milton S. Hershey bang Pennsylvania (Mỹ) đã xem xét tác động của một trong những nhóm trái cây phổ biến nhất thế giới lên giấc ngủ.

Thêm quả mọng vào đĩa trái cây, salad của bạn sẽ rất có lợi cho giấc ngủ - Ảnh minh họa từ Internet

Nhóm tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu khổng lồ từ Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) của Mỹ, được thu thập từ năm 2005 đến năm 2018, sàng lọc ra 29.000 tình nguyện viên phù hợp.

Trong số đó, 46% các tình nguyện viên cho biết họ ngủ quá ít (dưới 7 giờ mỗi đêm), trong khi 27% cho biết bị khó ngủ.

22% các tình nguyện viên tiêu thụ quả mọng thường xuyên. Từ đó, các tác giả đã đánh giá tác động của việc tiêu thụ quả mọng lên giấc ngủ.

"Quả mọng" là nhóm trái cây nhỏ và mềm, chứa nhiều nước và nổi tiếng là tốt cho sức khỏe bởi giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa nhóm polyphenol, cũng như nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có lợi khác.

Các loại quả mọng phổ biến có thể kể đến bao gồm nho, dâu tây, dâu tằm, việt quất, nam việt quất, mâm xôi đen, phúc bồn tử, cherry, sơ ri...

Kết quả công bố trên tạp chí khoa học Nutrients cho thấy những người tiêu thụ quả mọng thường xuyên có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, giảm hẳn được nguy cơ mất ngủ, khó ngủ.

Trong đó, người ăn quả mọng bất kể loại nào giảm được 10-17% nguy cơ ngủ ngắn. Riêng với chứng khó ngủ, mâm xôi đen phát huy hiệu quả đặc biệt khi giúp giảm tình trạng trằn trọc trên giường tới 63%.

Đây là một phát hiện thú vị bởi mất ngủ từ lâu đã được khoa học cảnh báo là đem đến là mang nhiều bất lợi cho sức khỏe.

Thống kê tại Mỹ cho thấy có tới 35%-50% người trường thành bị chứng mất ngủ ở ít nhất một giai đoạn nào đó trong đời. Trong khi đó, tình trạng này thúc đẩy nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm bao gồm bệnh tim mạch, béo phì, đột quỵ, tiểu đường, ung thư...

Ngoài ra, ăn quả mọng là một điều khá dễ dàng vì ở hầu hết mọi nơi trên thế giới bạn đều có thể tìm thấy một vài loại quả mọng bản địa.

Bên cạnh đó, các loại quả mọng khá dễ chế biến: Làm sinh tố, salad, thêm vào món sữa chua hay đơn giản là thưởng thức như một món ăn vặt.

Tiêu thụ quả mọng thường xuyên được nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh là giúp giảm stress oxy hóa trong cơ thể do các hợp chất polyphenol mà chúng chứa đựng, từ đó đẩy lùi nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư và các vấn đề chuyển hóa.

Theo Anh Thư/ NLĐ

https://nld.com.vn/nghien-cuu-my-nhung-loai-trai-cay-tri-mat-ngu-sieu-tot-196231225102700293.htm

  • Từ khóa

Dùng hết ngày nghỉ phép giúp ta sống khỏe hơn

Tuổi thọ là chủ đề quan trọng trong y học suốt nhiều thập niên. Nhưng những năm gần đây trọng tâm đã chuyển sang "thời gian khỏe mạnh" (health span), tức...
17:08 - 12/04/2025
56 lượt xem

Đột tử do loạn nhịp tim: 3 dấu hiệu cảnh báo trước vài ngày

Hội chứng đột tử do loạn nhịp tim xảy ra khi tim ngừng đập đột ngột do rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Hệ quả là máu không đến được các cơ quan quan...
07:24 - 12/04/2025
324 lượt xem

Gan nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ ung thư, dấu hiệu nào nhận biết sớm?

Gan nhiễm mỡ đang trở thành một trong những bệnh lý phổ biến, đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi lối sống thiếu vận động và chế độ ăn uống không lành...
16:25 - 11/04/2025
677 lượt xem

15 "bí kíp" giúp đột quỵ, trầm cảm, mất trí lui bước

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra các vấn đề có thể dẫn đến ít nhất 2 trong 3 tình trạng sức khỏe đáng ngại là đột quỵ, trầm cảm và mất trí nhớ.
14:59 - 11/04/2025
740 lượt xem

Sởi tấn công, gây tử vong ở người lớn

Bệnh nhân sởi là người lớn nhập viện đã ghi nhận tại một số địa phương: Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa. Trong đó, có nam bệnh nhân tử vong do biến chứng...
12:15 - 11/04/2025
781 lượt xem