190
/
158940
Ai không nên giác hơi?
ai-khong-nen-giac-hoi
news

Ai không nên giác hơi?

Thứ 2, 15/01/2024 | 10:45:00
2,186 lượt xem

Giác hơi là phương pháp trị liệu an toàn và hiệu quả trong y học cổ truyền. Dù không xâm lấn, không dùng thuốc nhưng vẫn có các trường hợp chống chỉ định giác hơi.

Công dụng của giác hơi

Th.S-BS Phan Huy Quyết, phụ trách Đơn vị Y dược cổ truyền, Trung tâm Y dược cổ truyền - phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết: Theo y học cổ truyền, giác hơi có tác dụng điều chỉnh âm dương, sơ kinh thông lạc, phù chính khử tà, hoạt huyết khử ứ, giải trừ đau nhức. Giác hơi có công dụng giảm đau. Cơ chế tạo áp suất âm và tăng cường lưu thông máu có thể giúp giảm đau do sưng, căng cơ hoặc các vấn đề mạch máu.

Ai không nên giác hơi?- Ảnh 1.

Giác hơi giúp chăm sóc sức khỏe nhưng cần lưu ý với các trường hợp không chỉ định BVCC

Phương pháp giác hơi có thể giảm viêm ở các điểm tác dụng của cốc giác hơi, giúp cải thiện tình trạng sưng đau, đồng thời kích thích quá trình phục hồi. Giác hơi cũng có thể giúp kích thích cơ thể loại bỏ các chất độc hại thông qua quá trình tuần hoàn máu và chất bã nhờn.

Giác hơi cũng thường được sử dụng như một phương pháp truyền thống để điều trị và phòng ngừa một số bệnh lý như cảm lạnh, đau nhức cơ, đau lưng và các vấn đề hô hấp. Việc tạo áp suất của phương pháp giác hơi giúp kích thích tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất và ô xy cho các tế bào, giúp nâng cao sức khỏe.

Các cốc giác hơi có thể đặt tại các điểm cần điều trị để giảm căng cơ, giãn cơ, tạo cảm giác thư giãn cơ bắp. Bằng cách giúp cơ bắp thư giãn và kích thích tuần hoàn máu, giác hơi có thể hỗ trợ sự linh hoạt của cơ bắp và xương.

Người bệnh được chỉ định thực hiện giác hơi trong các trường hợp cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn. Giác hơi có thể giảm các triệu chứng như đau rát họng, đau ngực, khó thở và tăng khả năng thông thoáng đường hô hấp.

Với người bị đau nhức xương khớp, giác hơi hỗ trợ giảm đau và sưng do việc kích thích tuần hoàn máu, giúp cải thiện sự linh hoạt và giảm căng cơ. Khi cảm, ho kéo dài, giác hơi có thể làm giảm kích thích đường hô hấp, giảm ho giúp người bệnh dễ chịu trong quá trình điều trị.

Chống chỉ định

Th.S-BS Phan Huy Quyết lưu ý các trường hợp chống chỉ định thực hiện giác hơi là người bệnh có các tổn thương da trên vùng giác hơi; người bệnh sốt cao hoặc co giật; bệnh nhân rối loạn đông máu, đang bị xuất huyết, đang sử dụng thuốc chống đông máu; bệnh nhân phù toàn thân; bệnh nhân ung thư di căn; bệnh nhân tiền sử có huyết khối tĩnh mạch sâu; bệnh nhân có lớp da mỏng do tuổi tác hoặc sử dụng corticoid; trẻ dưới 4 tuổi. Hiện có rất nhiều cơ sở có thể thực hiện giác hơi giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe, và giác hơi thường được thực hiện bởi các bác sĩ y sĩ, lương y, kỹ thuật viên, điều dưỡng được đào tạo về y học cổ truyền có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Giác hơi thường được sử dụng như một phương pháp truyền thống để điều trị và phòng ngừa một số bệnh lý như cảm lạnh, đau nhức cơ, đau lưng và các vấn đề hô hấp. 

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/ai-khong-nen-giac-hoi-185240114180103213.htm 

  • Từ khóa

Đi bộ khi bụng đói hay sau bữa ăn là tốt hơn?

Dù là hình thức tập luyện đơn giản nhưng đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, thời điểm đi bộ vào lúc đang đói hay đang no cũng có thể ảnh...
09:42 - 27/04/2025
402 lượt xem

Nhiều người ở Phú Quốc phải cấp cứu sau khi ăn nấm lạ

Nhiều người dân ở TP Phú Quốc sau khi ăn nấm lạ phải đi cấp cứu, nghi bị ngộ độc, có người rơi vào hôn mê.
15:56 - 26/04/2025
835 lượt xem

Công ty làm giả hồ sơ kiểm nghiệm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Đã sản xuất 200 sản phẩm

Trong số 200 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà Công ty TNHH công nghệ Herbitech (Hà Nội) đã gia công sản xuất, cơ quan công an xác định có 2 sản phẩm...
14:55 - 26/04/2025
877 lượt xem

Ba thói quen khiến bạn "già" từ tuổi 36

Một số thói quen xấu có thể khiến bạn mới ngoài 30 nhưng đã phải đối diện với những bất ổn sức khỏe vốn thường gặp ở người 50, 60 tuổi.
13:21 - 26/04/2025
904 lượt xem

Điện thoại trên bàn ăn có phải thủ phạm âm thầm với sức khỏe trẻ nhỏ?

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng hiện diện sâu trong đời sống gia đình, nhiều bậc phụ huynh đã quen với việc đưa điện thoại cho con trong bữa ăn với...
10:10 - 26/04/2025
970 lượt xem