190
/
160176
Nguyên tắc an toàn khi ăn hải sản tránh bị ngộ độc
nguyen-tac-an-toan-khi-an-hai-san-tranh-bi-ngo-doc
news

Nguyên tắc an toàn khi ăn hải sản tránh bị ngộ độc

Chủ nhật, 18/02/2024 | 08:51:39
2,290 lượt xem

Hải sản là thực phẩm ngon, bổ dưỡng nhưng rất dễ gây dị ứng và ngộ độc nếu chúng ta không cẩn thận.

Vibrio là một loại vi khuẩn phát triển mạnh ở vùng nước ấm và mặn. (Ảnh: ITN)

Vibrio là một loại vi khuẩn phát triển mạnh ở vùng nước ấm và mặn. (Ảnh: ITN)

Theo báo cáo của abcnews.go.com, năm 2018, một người đàn ông ở Florida tử vong sau khi ăn một con hàu sống bị nhiễm độc.

Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã phải thu hồi thịt cua nhiễm độc nhập khẩu từ Venezuela.

Giới khoa học đã tìm ra nguyên nhân chung cho cả 2 trường hợp này, đó là một loại bệnh có thể gây chết người do vi khuẩn mang tên Vibrio. Đối với những người yêu thích hải sản thì đây là điều đáng báo động.

Vibrio là gì?

Vibrio là một loại vi khuẩn phát triển mạnh ở vùng nước ấm và mặn. Vibrio có một số biến thể khác nhưng Vibrio cholerae là mối quan tâm lớn trên toàn thế giới, chúng xuất hiện do thiếu nguồn nước sạch.

Vibrio parahaemolyticus và Vulnificus phổ biến hơn cả. Chúng gây nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc da, tùy thuộc vào cách bạn tiếp xúc với vi khuẩn.

Vibrio khiến chúng ta nhiễm bệnh bằng cách nào?

Vi khuẩn Vibrio thường bắt đầu xâm nhập khi con người ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ: hàu, trai, nghêu và sò điệp hoặc hải sản được thu hoạch từ nguồn nước bị ô nhiễm.

Thông thường sau khi Vibrio xâm nhập vào cơ thể sẽ phát bệnh từ một đến ba ngày. Một cách khác để Vibrio xâm nhập là thông qua vết cắt hở hoặc vết cạo.

Các dấu hiệu của nhiễm trùng

Ở hầu hết những người khỏe mạnh, nhiễm trùng Vibrio cũng tương tự như bất kỳ bệnh dạ dày nào - sau vài ngày bị tiêu chảy, chuột rút, buồn nôn và ói mửa, họ sẽ hồi phục mà không gặp vấn đề gì.

Nhưng với những nhóm người mắc phải các vấn đề y tế khác, như bệnh tiểu đường hoặc bệnh gan, có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo một nghiên cứu, những người bị sẹo gan (xơ gan) có nguy cơ tử vong cao gấp 200 lần sau khi ăn hàu sống bị ô nhiễm.

Điều này là do những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Vibrio gây ra có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, một tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào máu và tàn phá hệ thống miễn dịch của bạn.

Trên thực tế, Vibrio vulnificus có tỷ lệ gây tử vong từ 30-50% nếu không được điều trị.

Loài Vibrio vulnificus cũng có nhiều khả năng gây nhiễm trùng da hơn. Nó có thể bắt đầu bằng cơn đau dữ dội ở vùng bị ảnh hưởng, bắt đầu từ vài giờ cho đến một ngày sau khi tiếp xúc. Sưng, đỏ và đau nặng hơn có thể phát triển sau đó.

Thời điểm cần đến sự trợ giúp y tế

Vi khuẩn Vibrio thường bắt đầu xâm nhập khi con người ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ. (Ảnh: ITN)

Vi khuẩn Vibrio thường bắt đầu xâm nhập khi con người ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ. (Ảnh: ITN)

Nếu chẳng may bị nhiễm khuẩn, chỉ cần điều trị khi có dấu hiệu nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng da trầm trọng hơn, trong trường hợp đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và truyền dịch.

Dấu hiệu nhiễm trùng huyết bao gồm sốt, ớn lạnh, nhịp tim nhanh hoặc thở nhanh. Nếu mọi người cảm thấy chóng mặt, lú lẫn hoặc khó thở thì đã đến lúc gọi cấp cứu.

Tình trạng nhiễm trùng da trầm trọng hơn, gây đau đớn không thể chịu nổi, hình thành mụn nước hoặc da sẫm màu cũng là một trường hợp cấp cứu y tế.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn Vibrio

Không nên ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C. (Ảnh: ITN)

Không nên ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C. (Ảnh: ITN)

Đối với hầu hết mọi người, ngộ độc hải sản Vibrio không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc phải đến bệnh viện. Bạn có thể thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa đơn giản này để ngăn ngừa bệnh tật.

Thời điểm mua hải sản

Nên đi mua hải sản càng sớm càng tốt trong ngày. Hải sản cần được làm lạnh ngay lập tức nếu không những vi khuẩn này sẽ rất thích thú khi có môi trường phát triển mạnh, đặc biệt là loài V. vulnificus gây chết người. Ăn bất cứ thứ gì không để trong tủ lạnh trong nhiều giờ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hãy cẩn thận với trẻ nhỏ - trẻ thường có vết cắt, vết trầy xước nên không nên tiếp xúc với hải sản tươi sống. Nếu có, hãy rửa vết thương bằng xà phòng và nước đồng thời theo dõi chặt chẽ mọi thay đổi.

Cách ăn hải sản an toàn

Theo chuyên gia, tốt nhất bạn nên chọn mua hải sản tươi sống và ăn chín vì hầu hết giun sán hoặc trứng hay ấu trùng của chúng đều bị tiêu diệt khi nấu chín hải sản.

Tuyệt đối không ăn cá mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái hay chưa nấu chín, nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu...

Không ăn tôm, cua, sò, hến đã chết. Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent (không gây hại), khi ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng sản vật đánh bắt từ biển vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh... dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.

Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có thủy triều đỏ, có thể mang tảo độc và gây ngộ độc, đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ (như trai, sò, ngao,...).

Điều quan trọng là không nên vội vàng thưởng thức những loại hải sản chưa từng ăn bao giờ vì rất dễ bị ngộ độc, tốt nhất nên thử một ít, nếu sau đó thấy an toàn mới ăn nhiều hơn.

Theo Tùng Lâm/GD&TĐ (nguồn abcnews.go.com)

https://giaoducthoidai.vn/nguyen-tac-an-toan-khi-an-hai-san-tranh-bi-ngo-doc-post672105.html

  • Từ khóa

Ô nhiễm không khí làm gia tăng ung thư phổi với người không hút thuốc

Tỉ lệ người chưa từng hút thuốc mắc ung thư phổi đang gia tăng, trong đó ô nhiễm không khí được xem là một 'yếu tố quan trọng', theo Cơ quan Nghiên cứu...
08:32 - 05/02/2025
35 lượt xem

Ca nhiễm cúm nặng tại Nhật Bản tăng vọt, thiệt hại có thể tới hàng ngàn tỉ yen

Dịch cúm bùng phát tại Nhật Bản với hơn 9,5 triệu ca, nhiều bệnh viện quá tải trong khi thuốc điều trị khan hiếm, khiến hệ thống y tế đối mặt với áp lực...
21:22 - 04/02/2025
295 lượt xem

Điều trị thành công cho người bệnh mắc ung thư da đầu đã xâm lấn vào xương sọ

Chị L.T.T. (46 tuổi, dân tộc Tày ở Tuyên Quang) đã có một cuộc đời đầy nghị lực khi phải chiến đấu với căn bệnh ung thư da đầu. Căn bệnh hiểm nghèo đã...
16:31 - 04/02/2025
440 lượt xem

Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi, phòng bệnh ra sao?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao; một trong những...
15:40 - 04/02/2025
439 lượt xem

WHO ra khuyến nghị mới đáng chú ý về muối ăn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban hành hướng dẫn mới khuyến nghị mọi người thay loại muối thường dùng ở nhà bằng loại muối có chứa ít natri hơn.
14:16 - 04/02/2025
497 lượt xem