190
/
174011
Bác sĩ chỉ mẹo hiệu quả để kiểm soát tăng huyết áp khi trời trở lạnh
bac-si-chi-meo-hieu-qua-de-kiem-soat-tang-huyet-ap-khi-troi-tro-lanh
news

Bác sĩ chỉ mẹo hiệu quả để kiểm soát tăng huyết áp khi trời trở lạnh

Thứ 6, 20/12/2024 | 10:47:00
2,109 lượt xem

Huyết áp cao không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến bệnh tim, đột quỵ. Trời lạnh có thể gây ra những thách thức cho người bị huyết áp cao.

Tiến sĩ Gnanadev N C, bác sĩ tim mạch và chuyên gia với hơn 20 năm kinh nghiệm của Ấn Độ, giải thích: Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu co lại, làm tăng sức cản trong các mạch máu, buộc tim phải bơm máu mạnh hơn và làm tăng huyết áp. Huyết áp có thể tăng 5 - 10 mmHg vào mùa đông vì lý do này.

Huyết áp cao có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, tổn thương thận và mất thị lực. Vì vậy, biết cách kiểm soát huyết áp cao vào mùa đông là rất cần để giảm thiểu rủi ro, theo trang tin sức khỏe Kauvery Hospital.

huyết áp

Trời lạnh có thể gây ra những thách thức cho người bị huyết áp cao ẢNH: AI

Sau đây, bác sĩ Gnanadev chỉ ra một số mẹo hay để kiểm soát huyết áp cao khi trời trở lạnh.

Duy trì hoạt động thể chất bất chấp thời tiết lạnh

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa tác động tiêu cực của huyết áp cao vào mùa đông. Tập thể dục thường xuyên giúp mạch máu linh hoạt và cải thiện lưu thông máu tổng thể.

Hãy cân nhắc các hoạt động trong nhà như đi bộ trên máy chạy bộ, tập yoga hoặc theo dõi video tập luyện tại nhà. Nếu tập ngoài trời, hãy mặc ấm và tránh ra ngoài trời quá lạnh.

Chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống

Điều này đặc biệt quan trọng khi thời tiết lạnh vì nó có thể làm tăng huyết áp. Tập trung vào chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Một số loại rau quả như rau bina, cà rốt và cam rất giàu kali và magiê, giúp điều hòa huyết áp.

Ngoài ra, giảm thực phẩm chế biến và đóng gói vì thường chứa nhiều natri. Thay vào đó, hãy nêm thức ăn với các loại thảo mộc và gia vị để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Hạn chế lượng muối ăn vào

Natri dư thừa là một tác nhân gây ra huyết áp cao và giảm lượng muối ăn vào càng trở nên quan trọng hơn vào mùa đông. Nguyên nhân là do muối có thể làm trầm trọng thêm tình trạng co mạch do thời tiết lạnh.

Uống đủ nước

Mọi người thường uống ít nước hơn khi trời lanh, nhưng giữ đủ nước rất quan trọng đối với quá trình lưu thông máu. Mất nước khiến máu đặc lại, làm tăng sức cản trong mạch máu. Để chống lại tình trạng này, hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.

Dùng đồ uống ấm như trà thảo mộc để thúc đẩy vừa giữ nước vừa giữ ấm. Tránh dùng quá nhiều caffeine vì có thể có tác dụng lợi tiểu gây mất nước. Giữ đủ nước cũng có thể giúp giảm tác động tăng huyết áp của thời tiết lạnh.

Bác sĩ chỉ mẹo hiệu quả để kiểm soát tăng huyết áp khi trời trở lạnh- Ảnh 2.

Giữ ấm cơ thể giúp ngăn ngừa tình trạng co mạch, từ đó tránh tăng huyết áp ẢNH: AI

Luôn giữ ấm

Nhiệt độ lạnh là tác nhân đáng kể gây tăng huyết áp. Giữ ấm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng co mạch, từ đó tránh tăng huyết áp.

Giữ ấm giúp làm giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch và giảm nguy cơ biến chứng.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng là một yếu tố gây ra huyết áp cao. Thở sâu, chánh niệm, đọc sách hoặc làm vườn đều có thể giúp thư giãn. Những hoạt động này là biện pháp phòng ngừa quan trọng cho bệnh nhân tim vào mùa đông.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ chất lượng rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch. Ngủ kém có thể dẫn đến tăng huyết áp, đặc biệt là trong những tháng lạnh. Tạo thói quen đi ngủ nhất quán và môi trường thuận lợi cho giấc ngủ. Ưu tiên giấc ngủ không chỉ giúp điều trị tăng huyết áp mà còn cải thiện mức năng lượng tổng thể.

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Cách này cho phép bạn phát hiện sự biến động của huyết áp và hành động kịp thời. Hãy tự đo huyết áp tại nhà và báo cho bác sĩ biết.

Tất nhiên, không thể thiếu việc bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu, theo Kauvery Hospital.

Theo Thiên Lan/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/bac-si-chi-meo-hieu-qua-de-kiem-soat-tang-huyet-ap-khi-troi-tro-lanh-185241219215622728.htm 

  • Từ khóa

Tìm ra 2 cách mới giúp 'hồi sức' tim bên ngoài cơ thể

Phương pháp mới 'hồi sức' tim bên ngoài cơ thể có thể giúp tăng số lượng tạng hiến tặng lên 30% để cứu sống nhiều người hơn nữa.
15:03 - 22/07/2025
21 lượt xem

Ba điều cần nhớ để sinh tồn khi đi đường sông, đường biển

Bác sĩ Nguyễn Nguyên Long, chuyên gia sinh tồn (Đà Nẵng), cho rằng tai nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long vừa qua là một nỗi đau, số người tử vong do tai nạn...
10:43 - 22/07/2025
128 lượt xem

Tử vong sau khi ăn côn trùng của cây rau bí

Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết địa phương vừa ghi nhận ca tử vong sau khi ăn côn trùng là ông L.V.C, dân tộc Nùng (ở xã Mường Khương, tỉnh Lào Cai).
09:05 - 22/07/2025
174 lượt xem

Thuốc bị buộc tiêu hủy của Công ty CP Dược trung ương 3 đã lọt ra ngoài như thế nào?

Cơ quan chức năng đã vào cuộc, chỉ ra các hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Dược trung ương 3 liên quan số thuốc bị buộc tiêu hủy nhưng lại lọt ra...
06:52 - 22/07/2025
232 lượt xem

Đường tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Đường, hay còn gọi là glucose, là nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
10:54 - 22/07/2025
125 lượt xem