190
/
176039
Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?
da-tiem-vac-xin-covid-19-co-phong-duoc-benh-cum
news

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Thứ 6, 07/02/2025 | 16:46:00
66 lượt xem

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.

Trước thắc mắc trên, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Chủng cúm A và B là nguyên nhân chủ yếu gây ra các đợt dịch hoặc đại dịch cúm. Virus cúm biến đổi nên hằng năm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ đưa ra dự báo về các loại virus cúm chủ yếu có thể gây ra dịch cúm năm kế tiếp, đó là cơ sở để sản xuất vắc xin phòng bệnh cúm hằng năm. Hơn thế nữa, miễn dịch bảo vệ của vắc xin cúm chỉ kéo dài khoảng 1 năm. Vì vậy, để được bảo vệ tốt nhất bạn cần tiêm cúm nhắc lại mỗi năm.

Tùy theo cơ địa của mỗi người và sự phù hợp của chủng cúm lưu hành so với vắc xin được tiêm mà người đã tiêm vắc xin có thể vẫn bị nhiễm cúm tuy nhiên tỷ lệ bị cúm và bị các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp sẽ giảm đi rất nhiều so với người không tiêm vắc xin.

Khoảng 2 tuần sau khi tiêm, vắc xin phòng cúm sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ bởi những chủng virus có trong vắc xin. Trước thời điểm này bạn vẫn có nguy cơ nhiễm cúm.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 sẽ không giúp cơ thể bảo vệ khỏi bệnh cúm và ngược lại, tiêm vắc xin phòng cúm sẽ không giúp bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19.

tiêm chủng phòng ngừa cúm

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh tư vấn tiêm chủng cho người cao tuổi ẢNH: M.TRÍ

Khác biệt giữa người đã tiêm và người chưa tiêm vắc xin cúm

Bác sĩ Hiền Minh cho biết, so với người chưa tiêm, người đã tiêm vắc xin cúm có những lợi ích sau:

  • Giảm 60% trường hợp tử vong tại bệnh viện và 40% điều trị khoa hồi sức tích cực ICU trên bệnh nhân hơn 65 tuổi.
  • Giảm 20% nguy cơ tử vong tim mạch trên bệnh nhân suy tim.
  • Giảm 80% trường hợp nhập viện vì cúm trên bệnh nhân tiểu đường loại 2.
  • Giảm 40% trường hợp nhập viện vì cúm trên bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Giảm 27% tỷ lệ trẻ sinh non ở phụ nữ mang thai.
  • So với trước khi tiêm vắc xin, bệnh nhân hen giảm lên đến 40% nguy cơ xảy ra đợt kịch phát cơn hen.
  • Gỉảm 70-90% nguy cơ nhiễm cúm ở người lớn và giảm 74% nguy cơ mắc cúm nặng đe dọa tính mạng ở trẻ trên 3 tuổi.

Theo M.Phúc/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/da-tiem-vac-xin-covid-19-co-phong-duoc-benh-cum-18525020613364016.htm

  • Từ khóa

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
143 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
135 lượt xem

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
237 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
289 lượt xem

Chủ động phòng cúm bằng cách nào?

Cúm là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt ở những...
16:45 - 06/02/2025
654 lượt xem