190
/
177202
Cách nào giảm vi nhựa trong bữa ăn hằng ngày?
cach-nao-giam-vi-nhua-trong-bua-an-hang-ngay
news

Cách nào giảm vi nhựa trong bữa ăn hằng ngày?

Thứ 4, 05/03/2025 | 10:31:00
2,130 lượt xem

Vi nhựa có trong không khí, nước và thức ăn của chúng ta. Các nhà khoa học cho biết con người đang ăn hàng chục ngàn hạt vi nhựa từ thực phẩm mỗi năm mà không hề hay biết.

Thực phẩm lành mạnh nhưng có thể chứa vi nhựa: Người Việt ngày ăn 3 bữa - Ảnh 1.

Gạo có thể chứa vi nhựa trong quá trình sản xuất - Ảnh minh họa: D.LIỄU

Hạt vi nhựa âm thầm xâm nhập thực phẩm

Theo các nhà khoa học, hạt vi nhựa là những mảnh nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm. Tuy nhiên, phần lớn các hạt vi nhựa tồn tại ở kích thước micromet, ngoài ra còn có những hạt vi nhựa nhỏ tới mức nano với đường kính bé hơn 0,001mm.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, trưởng bộ phận điều trị oxy cao áp của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, cho hay những hạt vi nhựa có kích thước nhỏ không thể được nhìn thấy bằng mắt thường cho nên nhiều khi chúng ta ăn phải hạt vi nhựa mà không hề hay biết.

Vi nhựa có trong không khí, nước và thức ăn của chúng ta. Các nhà khoa học cho biết con người đang ăn hàng chục ngàn hạt vi nhựa từ thực phẩm mỗi năm mà không hề hay biết.

Ngay cả những thực phẩm lành mạnh như gạo thì cũng tồn tại vi nhựa. Vi nhựa nhiễm vào gạo trong quá trình chế biến, sản xuất đóng gói, bác sĩ Huy Hoàng cho hay.

Theo một nghiên cứu từ Đại học Queensland (Úc), mọi người nuốt ít nhất 3 - 4mg vi nhựa cho mỗi 1/2 cốc gạo mà chúng ta ăn.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm, cho hay hiện nay sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm từ nhựa như: màng phủ đất, bao bì đựng hạt giống và phân bón...

Nguyên nhân là do các sản phẩm từ nhựa có nhiều ưu điểm: nhẹ, bền, giá thành rẻ. Điều này khiến vi nhựa dần tích tụ vào đất nông nghiệp và thông qua chuỗi thức ăn tiến vào cơ thể con người.

Vị chuyên gia cho hay việc gạo có chứa vi nhựa là điều có thể xảy ra, đặc biệt là khi lượng rác thải nhựa tại Việt Nam quá lớn. Việc quản lý, xử lý rác thải nhựa đang là thách thức với cơ quan chức năng.

Giảm vi nhựa trong gạo

Bác sĩ Hoàng cho hay để giảm vi nhựa trong gạo, mọi người có thể làm một việc rất đơn giản, đó là vo gạo. Vo gạo có thể loại bỏ được các hạt vi nhựa bám trên bề mặt gạo trong quá trình vận chuyển, đóng gói. Vo gạo cũng giúp loại bỏ các hạt cát, sỏi, cám, bụi, bẩn có trong gạo.

Ngoài ra, trong gạo có hàm lượng asen vô cơ rất nhỏ, vo gạo sẽ giúp giảm bớt chất này. Việc vo gạo trước khi nấu cũng sẽ giúp cho hạt gạo khi nấu chín trở nên mềm và đỡ bị dính hơn.

Theo các nhà khoa học đến từ Đại học Queensland, Đại học Cagliari (Ý) và Đại học Amsterdam (Hà Lan), nên vo gạo trong thời đại ô nhiễm hạt vi nhựa, bởi gạo cũng có thể nhiễm vi nhựa. 

Việc vo gạo có thể giúp loại bỏ tới 0,9mg nhựa bị nhiễm vào mỗi 100g gạo.

Vào năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo cần nghiên cứu thêm nữa về tác hại của vi nhựa lên sức khỏe con người.

Báo cáo của các nhà khoa học về ảnh hưởng của vi nhựa tới sức khỏe mới đây cho thấy hiện tượng phù và tắc nghẽn ở não là hậu quả của hạt vi nhựa tích tụ. Hạt vi nhựa gây stress oxy hóa và có độc tính trên tế bào con người, gây độc tế bào ở não bộ và tế bào biểu mô.

Hạt vi nhựa còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa bằng cách làm biến đổi enzyme chuyển hóa hoặc gây mất cân bằng năng lượng. 

Ngoài ra, các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ, chứng tự kỷ, tâm thần, các bệnh tim mạch cũng được chứng minh là có liên quan tới vi nhựa.

Theo Linh Hân/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/cach-nao-giam-vi-nhua-trong-bua-an-hang-ngay-20250304153057125.htm 

  • Từ khóa

21/34 người nhập viện sau bữa tiệc tại Huế, nghi do ngộ độc thực phẩm

Sáng 21/7, ông Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh thành phố Huế xác nhận, ngành y tế đang phối hợp điều tra vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Phong...
14:30 - 21/07/2025
371 lượt xem

Chuyên gia hướng dẫn cách để sống sót khi không may bị lật tàu, thuyền

Lật tàu, thuyền là một trong những trường hợp khẩn cấp nguy hiểm nhất. Biết phải làm gì nếu tàu bị lật có thể giúp bạn sống sót.
11:50 - 21/07/2025
435 lượt xem

Dịch tả heo châu Phi bùng phát: Lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Dịch tả heo châu Phi đã khiến hơn 30.000 con heo bị tiêu hủy. Dù không gây bệnh cho người nhưng việc tiêu thụ thịt heo bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức...
10:32 - 21/07/2025
460 lượt xem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
07:48 - 21/07/2025
530 lượt xem

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Sau sáp nhập, Sở Y tế TP.HCM đề xuất phương án tổ chức lại trạm y tế phường, xã khi triển khai chính quyền địa phương hai cấp. Về chức năng, nhiệm vụ của...
09:00 - 20/07/2025
1,111 lượt xem