190
/
178997
Việt Nam công bố thanh toán bệnh mắt hột
viet-nam-cong-bo-thanh-toan-benh-mat-hot
news

Việt Nam công bố thanh toán bệnh mắt hột

Thứ 3, 15/04/2025 | 14:29:00
5,234 lượt xem

Chiều 14.4, Bộ Y tế công bố VN đã thanh toán bệnh mắt hột. Như vậy, VN nằm trong 21 quốc gia đã thành công trong việc thanh toán bệnh mắt hột.

Đây là một dấu mốc quan trọng của VN nói chung, ngành y tế nói riêng sau hơn 7 thập niên phấn đấu và quyết tâm phòng chống bệnh mắt hột.

Theo PGS-TS Phạm Ngọc Đông, Giám đốc Bệnh viện Mắt T.Ư (đơn vị triển khai các chương trình phòng chống mù lòa và bệnh mắt hột tại VN), cách đây 70 năm, bệnh mắt hột chiếm tới 80 - 90% dân số, 15% số người bị lông quặm do bệnh mắt hột, tỷ lệ gây mù cho 2% dân số vùng nông thôn, công tác phòng chống bệnh mắt hột được triển khai tại VN.

 - Ảnh 1.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại VN, trao chứng nhận VN thanh toán bệnh mắt hột cho Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ẢNH: NGUYỄN NHIÊN

Đầu năm 1957, Viện Mắt hột (tiền thân của Bệnh viện Mắt T.Ư ngày nay) được thành lập, đã tiếp tục triển khai các chương trình phòng chống mù lòa, trong đó ưu tiên đặc biệt cho công tác phòng chống bệnh mắt hột với các nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong phòng chống bệnh mắt hột; đào tạo mạng lưới cán bộ nhãn khoa ở các địa phương; thành lập các đoàn xe lưu động khám mắt, mổ quặm ở cộng đồng; phổ biến kiến thức toàn dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng chống bệnh mắt hột và các biến chứng liên quan. Thành quả của VN có sự đồng hành của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế về kỹ thuật phương tiện.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại VN, đánh giá: 70 năm qua, chương trình phòng chống bệnh mắt hột tại VN đã điều trị cho hàng trăm nghìn người; phẫu thuật, cấp kháng sinh, cải thiện vệ sinh và cải thiện môi trường cho người dân để phòng chống bệnh.

Bệnh viện Mắt T.Ư cho biết, tác nhân gây đau mắt hột là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis xâm nhập, tấn công gây viêm kết mạc và giác mạc. Vi khuẩn tồn tại trong dịch tiết mắt của người bệnh nên dễ dàng lây lan, bùng thành dịch khi tay hoặc vật dụng dính dịch có vi khuẩn chạm vào mắt. Bệnh mắt hột từng là nguyên nhân truyền nhiễm hàng đầu gây mù lòa trên toàn cầu. Bệnh mắt hột lây lan qua ruồi, và mọi người cũng có thể bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người mắc bệnh. Khi bị nhiễm trùng nhiều lần, lông mi có thể bị kéo vào trong và cọ xát vào bề mặt mắt, gây đau và làm hỏng giác mạc. Một số người bệnh phải phẫu thuật để ngăn ngừa mù lòa do căn bệnh này.

Bệnh dễ lây khi cộng đồng không được đảm bảo các điều kiện về nước sạch, vệ sinh môi trường, dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, chậu rửa mặt). Để duy trì được kết quả này, VN cần duy trì các điều kiện để đảm bảo tránh nhiễm bệnh và lây lan.

Theo Liên Châu/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/viet-nam-cong-bo-thanh-toan-benh-mat-hot-185250414205155895.htm 

  • Từ khóa

Mất cân bằng giới tính ở mức cao, có nơi gần 120 trai/100 gái

Tổng tỉ suất sinh đang giảm và thấp hơn mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ. Trong khi đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn tồn tại và...
16:56 - 25/04/2025
30 lượt xem

Bộ Công an phát hiện 2 thực phẩm chức năng giả dành cho trẻ em

Bộ Công an xác định hai sản phẩm BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2 là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được làm giả do Công ty TNHH công nghệ Herbitech (ở Hà...
14:30 - 25/04/2025
69 lượt xem

Có phải do siêu âm tuyến giáp định kỳ, nhiều người bị ung thư?

Nhân giáp (nhân tuyến giáp) là tình trạng phổ biến với 60-70% người dân có nhân giáp và 90% là lành tính. Thế nhưng, nhiều người đang khỏe mạnh sau khi đi...
11:40 - 25/04/2025
166 lượt xem

Phát hiện sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, vi chất cho trẻ nghi hàng giả

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo về hai loại sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dùng cho trẻ nghi là hàng giả.
09:30 - 25/04/2025
215 lượt xem

Vì sao uống cây me đất có thể dẫn đến ngộ độc, suy thận cấp?

Hàm lượng axit oxalic là thành phần chính trong cây me đất, nếu hấp thu nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc, suy thận cấp, nguy hiểm tính mạng.
07:34 - 25/04/2025
257 lượt xem