190
/
68381
Các xét nghiệm cần làm ở mỗi độ tuổi
cac-xet-nghiem-can-lam-o-moi-do-tuoi
news

Các xét nghiệm cần làm ở mỗi độ tuổi

Thứ 5, 20/12/2018 | 14:30:18
943 lượt xem

Chuyên gia khuyến nghị kiểm tra bệnh truyền nhiễm ở tuổi 20, đường máu tuổi 30, tim mạch tuổi 40 và kiểm tra toàn diện khi 60 tuổi.

Sức khỏe con người thay đổi cùng với thời gian và dưới đây là các xét nghiệm nên làm theo từng lứa tuổi do KK News liệt kê. 

Tuổi 20: Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm

Mục kiểm tra: 5 chức năng gan, công thức máu và chụp x-quang vùng ngực.

Tuổi 20, các chức năng ở cơ thể người bao gồm hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất nhưng vẫn cần kiểm tra sức khỏe. Khi sinh ra, con người đã được tiêm rất nhiều loại vắcxin nhưng chúng chưa chắc giúp ta miễn dịch được suốt đời. Nếu không kịp thời tiêm bổ sung, cơ thể sẽ không được bảo vệ.

Hơn nữa, người ở độ tuổi 20 còn tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, tỷ lệ truyền nhiễm các loại viêm gan, bệnh đường tiêu hóa và bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục tăng cao. Các chuyên gia cũng khuyến cáo chụp X-quang vùng ngực để kiểm tra lao phổi bởi bệnh này thường thấy ở người trẻ tuổi.

Tuổi 30: Kiểm tra đường máu

Mục kiểm tra: đường huyết sau ăn, glucose dung nạp, HbA1C

Thói quen ăn nhiều nhưng ít vận động kèm theo công việc bận rộn, tiệc tùng, áp lực lớn khiến bệnh tiểu đường có xu hướng trẻ hóa. Không ít người phát bệnh ở độ tuổi 30, tình trạng tiền tiểu đường cũng rất phổ biến. 

Chuyên gia khuyến cáo mọi người từ 30 tuổi trở đi mỗi năm kiểm tra đường huyết ít nhất một lần. Không chỉ kiểm tra đường huyết lúc chưa ăn, cần kiểm tra thêm đường huyết sau ăn vì gần 50% người mắc tiểu đường không tăng đường huyết khi bụng rỗng nhưng tăng cao rõ ràng sau đó. Nếu có điều kiện, bạn nên làm thêm xét nghiệm HbA1C để biết chính xác hơn.

Ảnh: APA.

Ảnh: APA.

Tuổi 40: Kiểm tra tim mạch

Mục kiểm tra: điện tâm đồ, mỡ máu, huyết áp.

Hầu hết chúng ta cho rằng đến tuổi 50, 60 kiểm tra tim mạch vẫn chưa muộn nhưng trên thực tế, bạn nên chú ý đến điều này ngay từ tuổi 40. Cũng như tiểu đường, các vấn đề tim mạch đang có xu hướng trẻ hóa và dẫn đến nguy cơ tử vong đột ngột nếu không được can thiệp kịp thời. 

Tuổi 50: Kiểm tra xương khớp và hệ tiêu hóa

Mục kiểm tra: mật độ xương, thói quen đại tiện, nội soi đại tràng, nội soi dạ dày.

Ở độ tuổi 50, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh nên lượng estrogen và canxi hạ thấp. So với nam giới, phụ nữ dễ bị loãng xương và gãy xương hơn. 

Ngoài khung xương, bạn cần chú ý đến sức khỏe đường ruột để đề phòng phát triển thành ung thư. Tốt nhất, hãy nội soi đại tràng và dạ dày 2-3 năm một lần hoặc mỗi năm một lần nếu từng có bệnh về đường ruột. 

Tuổi 60: Kiểm tra toàn diện

Mục kiểm tra: ngoài các mục ở trên, kiểm tra thêm thính lực và đáy mắt.

60 tuổi là điểm bắt đầu tuổi già. Những người ở độ tuổi này nên triển khai xét nghiệm toàn thân chứ không thiên về một bộ phận nào đó nữa. 

Chuyên gia khuyến cáo ngoài kiểm tra tim mạch, bệnh tiểu đường, khối u ác tính, tổn thương thận, bệnh tuyến giáp cùng các bệnh mạn tính khác, người từ tuổi 60 cần kiểm tra và đề phòng suy giảm thính lực, thị lực. Kiểm tra đáy mắt có thể phát hiện sớm bệnh đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp nguyên phát ở tuổi già. Người mắc huyết áp cao, động mạch vành, tiểu đường khi kiểm tra đáy mắt còn có thể kiểm tra nguy cơ xơ vữa động mạch não.

Theo Thanh Vân/VnExpress

  • Từ khóa

Ô nhiễm không khí làm gia tăng ung thư phổi với người không hút thuốc

Tỉ lệ người chưa từng hút thuốc mắc ung thư phổi đang gia tăng, trong đó ô nhiễm không khí được xem là một 'yếu tố quan trọng', theo Cơ quan Nghiên cứu...
08:32 - 05/02/2025
37 lượt xem

Ca nhiễm cúm nặng tại Nhật Bản tăng vọt, thiệt hại có thể tới hàng ngàn tỉ yen

Dịch cúm bùng phát tại Nhật Bản với hơn 9,5 triệu ca, nhiều bệnh viện quá tải trong khi thuốc điều trị khan hiếm, khiến hệ thống y tế đối mặt với áp lực...
21:22 - 04/02/2025
296 lượt xem

Điều trị thành công cho người bệnh mắc ung thư da đầu đã xâm lấn vào xương sọ

Chị L.T.T. (46 tuổi, dân tộc Tày ở Tuyên Quang) đã có một cuộc đời đầy nghị lực khi phải chiến đấu với căn bệnh ung thư da đầu. Căn bệnh hiểm nghèo đã...
16:31 - 04/02/2025
442 lượt xem

Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi, phòng bệnh ra sao?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao; một trong những...
15:40 - 04/02/2025
442 lượt xem

WHO ra khuyến nghị mới đáng chú ý về muối ăn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban hành hướng dẫn mới khuyến nghị mọi người thay loại muối thường dùng ở nhà bằng loại muối có chứa ít natri hơn.
14:16 - 04/02/2025
500 lượt xem