190
/
86435
Cảnh báo: Nước rửa tay sát khuẩn giả làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid - 19
canh-bao-nuoc-rua-tay-sat-khuan-gia-lam-tang-nguy-co-lay-nhiem-covid-19
news

Cảnh báo: Nước rửa tay sát khuẩn giả làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid - 19

Thứ 4, 12/02/2020 | 15:57:54
1,462 lượt xem

BSCK II. Bùi Quang Hào – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Da liễu TW cảnh báo, sử dụng nước sát khuẩn “rởm” không những không sạch mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế đã liên tục ban hành các khuyến cáo về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm Covid-19. Ngoài việc đeo khẩu trang thì vấn đề giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh đôi bàn tay sạch sẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Ngân Thảo, bàn tay là nơi trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể và môi trường chứa mầm bệnh. Chỉ cần chạm vào một người, hoặc bề mặt một vật nào đó, tay chúng ta đã có nguy cơ tích tụ vi trùng.

Ảnh minh họa: Internet 

Covid - 19 lây truyền qua đường hô hấp nhờ những giọt bắn lớn khi một người nhiễm virus ho hoặc hắt hơi. Một số trường hợp, virus có thể lan truyền khi tay một người tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm bẩn, sau đó tay tiếp xúc với miệng hoặc mũi.

Do đó, việc rửa tay đúng cách trước khi cầm nắm thức ăn hay dụng cụ đưa vào mũi, miệng là cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống lây nhiễm bệnh. Hãy rửa tay, đặc biệt là khi ho, hắt hơi, trước khi: tháo/lắp kính áp tròng, chăm sóc vết thương hoặc người đang bị bệnh, chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ em, chơi với chó/mèo, cho động vật ăn, hoặc xử lý rác...

Cảnh báo: Nước rửa tay sát khuẩn giả làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid - 19 - ảnh 1

Nguồn: Bộ Y tế

Hiện nay, do nhu cầu thị trường tăng cao bất thường khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, mặt hàng dung dịch sát khuẩn không kịp đáp ứng nhu cầu của người dân. Chính vì thế đã xuất hiện tình trạng một số cơ sở sản xuất đã làm giả, làm nhái các dung dịch sát khuẩn đem bán ra thị trường.

BS. Hào cảnh báo, khi người dân sử dụng phải dung dịch sát khuẩn không rõ nguồn gốc (rởm) thì tiềm ẩn 2 nguy cơ thường gặp đó là: Dung dịch sát khuẩn nhưng không có tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn (do thành phần hoạt chất, nồng độ... không đảm bảo quy chuẩn) và như vậy rất dễ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Ngoài ra, với nước sát khuẩn “rởm” dễ gây ra phản ứng phụ tại chỗ (như viêm da kích ứng hoặc dị ứng) hoặc gây độc hại khi dung dịch bay vào mắt, mũi, miệng hoặc thức ăn.

Cách tốt nhất để phòng ngừa Covid - 19 là rửa tay bằng xà phòng với nước trong ít nhất 30 giây. Xà phòng với nước làm giảm hầu hết các loại vi khuẩn trên tay của bạn. Rửa tay với xà phòng và nước theo quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế sẽ làm sạch và loại bỏ mầm bệnh trên tay. Xà phòng có tính lưỡng cực, giúp tách rời các chất bẩn ra khỏi da và sau đó nhờ dòng nước rửa trôi đi. Do đó, xà phòng có tính loại khuẩn chứ không phải diệt khuẩn.

Cảnh báo: Nước rửa tay sát khuẩn giả làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid - 19 - ảnh 2

Cách tốt nhất để phòng ngừa Covid - 19 là rửa tay bằng xà phòng với nước trong ít nhất 30 giây. Xà phòng với nước làm giảm hầu hết các loại vi khuẩn trên tay của bạn. Rửa tay với xà phòng và nước theo quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế sẽ làm sạch và loại bỏ mầm bệnh trên tay. Xà phòng có tính lưỡng cực, giúp tách rời các chất bẩn ra khỏi da và sau đó nhờ dòng nước rửa trôi đi. Do đó, xà phòng có tính loại khuẩn chứ không phải diệt khuẩn. Ảnh minh họa: Internet 

Nếu không có xà phòng và nước hoặc không thể rửa tay liên tục (như các nhân viên y tế tham gia khám chữa bệnh; học sinh, sinh viên ngồi trong lớp...), thì dung dịch rửa tay sát khuẩn có ít nhất 60% cồn là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần thực hiện theo 2 bước: Cho nước rửa tay vào lòng bàn tay để ướt hoàn toàn; chà xát hai bàn tay trong khoảng 30 giây, đảm bảo tất cả các vị trí trên da tay đều tiếp xúc chất khử trùng, và để khô tự nhiên thay vì lau khô. Virus cúm sẽ bị bất hoạt sau khoảng 3 - 4 phút dùng dung dịch này. Do đó, cần chú ý, trong vòng 3 - 4 phút sau khi rửa tay nhanh, virus trên tay chưa kịp bị tiêu diệt vẫn có thể lây sang người khác.

Để có thể sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn đảm bảo chất lượng, có tác dụng phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh Covid-19 nói riêng, BS. Hào khuyến cáo người dân nên chọn mua dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay ở những cơ sở sản xuất có địa chỉ, nhãn mác rõ ràng (đã được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp phép) và thực hiện rửa tay nhiều lần trong ngày. Chú ý lau chùi bằng dung dịch sát khuẩn các vật dụng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bàn phím máy tính, điện thoại...

Theo Tiền phong

https://www.tienphong.vn/suc-khoe/canh-bao-nuoc-rua-tay-sat-khuan-gia-lam-tang-nguy-co-lay-nhiem-covid-19-1518686.tpo  

  • Từ khóa

Chủ động phòng cúm bằng cách nào?

Cúm là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt ở những...
16:45 - 06/02/2025
180 lượt xem

Nghiên cứu: Thực phẩm tốt cho từng nhóm máu

Một nghiên cứu mới đây đã khám phá ra điều đáng ngạc nhiên về cách gien và nhóm máu quyết định loại thực phẩm nào giúp cơ thể phát triển tốt hơn, loại nào...
14:41 - 06/02/2025
233 lượt xem

Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây bệnh tình dục?

ThS.BS Dương Lê Trung, khoa lâm sàng 3 Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho hay quan hệ tình dục qua đường miệng được hiểu là việc sử dụng miệng để kích thích...
14:30 - 06/02/2025
213 lượt xem

Nghiên cứu: 2 vấn đề sức khỏe có thể tránh được nhờ tách cà phê sáng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ Medicine cho thấy bạn có thể tránh được 2 vấn đề sức khỏe quan trọng chỉ bằng tách cà phê mỗi sáng.
10:36 - 06/02/2025
320 lượt xem

Cúm mùa gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới

Chiều 5.2, Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản.
08:11 - 06/02/2025
382 lượt xem