205
/
170626
Kinh tế chịu tác động kép song phục hồi tích cực
kinh-te-chiu-tac-dong-kep-song-phuc-hoi-tich-cuc
news

Kinh tế chịu tác động kép song phục hồi tích cực

Thứ 2, 07/10/2024 | 09:52:34
2,098 lượt xem

Sáng 7-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2024 trực tuyến với 63 địa phương.

Kinh tế chịu tác động kép song phục hồi tích cực - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp - Ảnh: ĐOÀN BẮC

Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận về công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình kinh tế - xã hội quý 3, 9 tháng và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 10, quý 4-2024, thời gian tới để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Nhiều khó khăn, song quý sau tốt hơn quý trước

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, nêu rõ chúng ta đã đi qua 3/4 chặng đường. Năm 2024 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá trong thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Song đây cũng là năm gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Trong tháng 9, tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Nổi lên là cạnh tranh chiến lược gay gắt; xung đột leo thang ở Ukraine, Trung Đông và nhiều nơi. Giá vàng, xăng dầu, hàng hóa cơ bản, cước vận tải quốc tế biến động mạnh. Tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu phục hồi chậm.

Các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất là già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh mạng diễn biến phức tạp. Khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là xu thế lớn nhưng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.

Ở trong nước, nền kinh tế tiếp tục chịu "tác động kép" của những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài. Trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.

Quy mô kinh tế còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu, khả năng cạnh tranh hạn chế. Đặc biệt, cơn bão số 3 gây hậu quả nặng nề tại các địa phương phía Bắc.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực vượt bậc, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Giải pháp đề ra với phương châm "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững", "chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Kết quả là tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phục hồi tích cực. Tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước. Kết quả chung của 9 tháng năm 2024 tốt hơn 9 tháng của năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Đánh giá sát tình hình để đạt mục tiêu năm 2024

Tăng trưởng phục hồi mạnh, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Phản ứng chính sách, hành động của các bộ, ngành, địa phương là một điểm sáng, điểm nhấn của quý 3 và tháng 9. Nhất là trước bão lũ vừa qua, các địa phương đã ứng phó và phục hồi nhanh.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thể thao, y tế, giáo dục được quan tâm; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, phát huy, tinh thần "tương thân, tương ái" được thể hiện rõ.

Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên.

Dù vậy, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực. Nguyên nhân do tình hình kinh tế thế giới còn bấp bênh, hậu quả bão số 3. Những vướng mắc, bất cập về quy định pháp luật, cơ chế, chính sách. Cải cách hành chính còn những rào cản. Đời sống một bộ phận người dân, nhất là sau bão lũ còn khó khăn…

Vì vậy, nhiệm vụ cho tháng 10 và quý 4 rất nặng nề khi còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, phải bám sát, đánh giá chính xác tình hình, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, hiệu quả để có giải pháp nhằm đạt mục tiêu.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tranh thủ các thời cơ phát triển, các thị trường, thúc đẩy các động lực tăng trưởng. Khắc phục hậu quả bão số 3, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, nhất là thể chế huy động nguồn lực.

Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ. Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Kiểm soát bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng và an ninh.

Theo Ngọc An/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/kinh-te-chiu-tac-dong-kep-song-phuc-hoi-tich-cuc-20241007090345882.htm

  • Từ khóa

Lãnh đạo bộ ngành, địa phương không dự lễ hội nếu không được phân công

Đó là yêu cầu được Thủ tướng đưa ra trong công điện về việc thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động sau Tết Ất Tỵ và Lễ hội...
10:48 - 04/02/2025
499 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Sắp xếp cần bảo đảm thông suốt, không ách tắc

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý quá trình sắp xếp cần bảo đảm thông suốt, không ách tắc trong giải quyết công việc nhưng cũng phải chống tư tưởng trì trệ
18:47 - 03/02/2025
882 lượt xem

Thủ tướng: Cả nước có Tết và nhân dân ai cũng có Tết

Chiều 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ,...
18:44 - 03/02/2025
887 lượt xem

Thủ tướng: Thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu năm 2025 phải xong cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh; Chi Lăng-Hữu Nghị để thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau
06:26 - 03/02/2025
1,222 lượt xem

Thủ tướng động viên Bộ đội Biên phòng và các lực lượng tại biên giới

Thủ tướng thăm, tặng quà, động viên Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
06:30 - 03/02/2025
1,184 lượt xem