205
/
81601
Việt Nam tích cực chuẩn bị cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020
viet-nam-tich-cuc-chuan-bi-cho-nhiem-ky-chu-tich-asean-2020
news

Việt Nam tích cực chuẩn bị cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020

Thứ 7, 02/11/2019 | 10:14:56
608 lượt xem

Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các cấp cao liên quan tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 2 - 4.11.2019 sẽ diễn ra lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến sẽ có phát biểu giới thiệu về chủ đề, định hướng lớn của Việt Nam trong năm ASEAN 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34, ngày 23.6.2019 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34, ngày 23.6.2019 tại Bangkok, Thái Lan.

Kiểm điểm các kế hoạch hành động

Nội dung thảo luận chính tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ xoay quanh các biện pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, triển khai hiệu quả các Kế hoạch tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025; các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Các nhà lãnh đạo sẽ trao đổi thúc đẩy quan hệ sâu rộng, cùng có lợi với các đối tác; kiểm điểm việc thực hiện các kế hoạch hành động giữa ASEAN và đối tác đã thông qua và huy động sự hỗ trợ của các đối tác đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, trong đó có thúc đẩy các khả năng hợp tác ứng phó với các biến động của kinh tế thế giới, thích ứng với cách mạng công nghệ 4.0, giải quyết các thách thức toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, chống khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng...

Bên cạnh những tiến triển trong hợp tác nội khối cũng như trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, vẫn còn những khó khăn, thách thức mà ASEAN phải đối mặt. Các điểm nóng như Biển Đông tiếp tục thu hút sự can dự của bên ngoài vào khu vực và thách thức vai trò của lý khủng hoảng, thử thách đoàn kết, thống nhất của ASEAN. Sự gia tăng cạnh tranh, cọ xát giữa các nước lớn, một mặt tạo dư địa cho ASEAN, nhưng mặt khác, cũng đặt vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trước những thách thức mới.

25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Theo luân phiên, Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, năm bản lề trong triển khai kế hoạch hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025 và cũng là dịp kỷ niệm tròn 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. Hiện Việt Nam đang tích cực trao đổi nội bộ cũng như tham vấn các nước ASEAN và các đối tác để xây dựng chủ đề, các ưu tiên và sáng kiến cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Theo đó, chủ đề và các ưu tiên của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 sẽ bảo đảm nhất quán với các ưu tiên ASEAN trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tiếp nối ưu tiên của các năm Chủ tịch trước, tập trung vào thúc đẩy gắn kết nội khối và khả năng thích ứng của ASEAN trước những biến động của thời cuộc.

Kể từ khi chính thức gia nhập ASEAN ngày 28.7.1995, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển và lớn mạnh của ASEAN. Việt Nam luôn đề cao đoàn kết, thống nhất trong ASEAN, xây dựng và phát huy giá trị các công cụ và cơ chế bảo đảm an ninh khu vực, thúc đẩy xây dựng lòng tin và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong khu vực, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN thông qua các cơ chế, diễn đàn do ASEAN chủ trì, tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung của ASEAN ứng phó với các vấn đề tác động đến hòa bình, an ninh khu vực, trong đó có Biển Đông.

Việt Nam tích cực đi đầu trong hội nhập kinh tế khu vực, là một trong hai nước có tỉ lệ thực hiện cao nhất các cam kết trong kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (với tỉ lệ 95,5%, đứng thứ hai sau Singapore). Việt Nam cũng tích cực tham gia thúc đẩy xây dựng/triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối và giữa ASEAN với các Đối tác; đóng góp các sáng kiến hợp tác trên các lĩnh vực như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; thuận lợi thương mại, phát triển thương mại điện tử, tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực tham gia và đề xuất những sáng kiến hợp tác thiết thực hướng tới người dân, trong đó có các nội dung về phúc lợi xã hội, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, giáo dục, y tế, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu… đồng thời tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về ASEAN trong người dân.

Theo Khánh Minh/Lao động

  • Từ khóa

Ủy ban Kinh tế: Không để sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn công việc, ảnh hưởng người dân

Theo tờ trình của Chính phủ, với mục tiêu tăng trưởng điều chỉnh là 8%, quy mô GDP sẽ đạt trên 500 tỉ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD...
17:02 - 12/02/2025
61 lượt xem

Đề nghị giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp

Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ...
17:47 - 12/02/2025
230 lượt xem

Đề xuất mới về xem xét tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Dự Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi đã bổ sung quy định về trường hợp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội.
13:47 - 12/02/2025
143 lượt xem

Phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu khai mạc. Báo Nhân Dân trân trọng giới...
10:42 - 12/02/2025
218 lượt xem

Nâng cao chất lượng công tác tham mưu

Văn phòng Chủ tịch nước dự kiến tổ chức bộ máy gồm có 6 vụ trực thuộc và không tổ chức cấp phòng trong vụ.
09:04 - 12/02/2025
245 lượt xem