213
/
104869
Xác thực sinh trắc học để an toàn
xac-thuc-sinh-trac-hoc-de-an-toan
news

Xác thực sinh trắc học để an toàn

Thứ 3, 09/02/2021 | 07:25:15
1,122 lượt xem

Xác thực sinh trắc học giúp các doanh nhân, tổ chức và người dùng gia tăng an toàn cho những khoản đầu tư và thanh toán

Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng lộng hành, các phương pháp bảo mật và xác thực truyền thống như mật khẩu, mã PIN, thậm chí mã OTP, trở nên lạc hậu, việc bảo đảm an toàn thông tin và bảo mật cho người dùng trở nên mong manh. Vì vậy, xác thực nhân thân bằng sinh trắc học (STH) được kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn trong việc bảo mật.

Cẩn trọng khi chụp ngón tay, khuôn mặt đăng Facebook

Xác thực STH là nhận dạng dấu vân tay, bàn tay, dái tai, võng mạc và mống mắt, sóng giọng nói, mã DNA, chữ ký.

Đầu năm 2017, truyền thông quốc tế cảnh báo rằng "trend" chụp ảnh giơ 2 ngón tay lên thành hình chữ V làm dấu hiệu chiến thắng của giới trẻ có thể gây nên những nguy cơ an ninh bảo mật. Với những máy ảnh hiện đại, có độ phân giải cao, các ngón tay chữ V đó có thể lộ rõ dấu vân tay và bọn tội phạm có thể sao chép lại cho những mưu đồ xấu - như mở khóa STH.

Các chuyên gia bảo mật tại Viện Thông tin quốc gia Nhật Bản cho biết họ đã thành công trong việc sao chép dữ liệu vân tay từ bức ảnh của một người đang giơ ngón trỏ và ngón giữa để tạo chữ V. GS Isao Echizen và cộng sự Tateo Ogane có thể lấy vân tay từ bức ảnh số được chụp ở khoảng cách 3 m với ống kính 135 mm trên máy ảnh DSLR. Ông cảnh báo: "Kẻ xấu có thể khai thác dữ liệu này nhằm truy cập vào điện thoại, máy tính, ổ cứng, ví điện tử... mà không cần biết mật khẩu hoặc thâm nhập những khu vực hạn chế như văn phòng, nơi làm việc của người bị lộ thông tin". Vì vậy, người dùng khi muốn chụp ảnh chữ V nên xoay lòng bàn tay vào phía trong.

Xác thực sinh trắc học để an toàn - Ảnh 1.

Dùng xác thực sinh trắc học để giao dịch ngân hàng tại máy ATM Ảnh: INTERNET

Gần đây, nhiều sân bay đã ứng dụng biện pháp bảo mật công nghệ AI để quét dấu vân tay khách nhập cảnh, giúp tăng khả năng chống giả mạo. Để khắc phục những hạn chế có thể phát sinh khi chỉ dùng dấu vân tay (như tuổi già, những vết sẹo hoặc nhuộm tóc...), Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Singapore (ICA) từ tháng 7-2020 đã bắt đầu triển khai các thiết bị quét mống mắt và khuôn mặt tại các cửa khẩu của đảo quốc này. ICA lưu ý rằng quét mống mắt cung cấp gần 250 điểm đặc trưng, trong khi một dấu vân tay chỉ có 100 điểm đặc trưng.

Hết phiền phức khi dùng mật khẩu, mã PIN

Đối với ngành tài chính - ngân hàng, trong bối cảnh những gian lận ngày càng gia tăng trên thế giới, xác thực STH được coi như một giải pháp cứu tinh, giúp các doanh nhân, tổ chức và người dùng gia tăng an toàn cho những khoản đầu tư, cũng như trong thanh toán.

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất thẻ quốc tế (ICMA), chìa khóa STH giúp tăng khả năng bảo mật và an toàn cao hơn, nhất là khi sử dụng chìa khóa không tiếp xúc. Xác thực STH được coi là công nghệ duy nhất tương thích với hình thức xác định danh tính. Do đó, việc bổ sung cảm biến vân tay có thể tăng độ bảo mật cho chìa khóa không tiếp xúc, mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Một nghiên cứu do Công ty Fabrizio Ward LLC thực hiện hồi tháng 3-2019 theo sự ủy quyền của VISA với các chủ thẻ tín dụng tại Việt Nam cho thấy phần lớn chủ thẻ ở Việt Nam quan tâm đến việc xác thực bằng STH như nhận diện vân tay hoặc khuôn mặt để hoàn tất giao dịch, thay vì dùng mã PIN hoặc mật khẩu truyền thống. Theo nghiên cứu này, 95% người được khảo sát cho biết họ từng sử dụng xác thực vân tay để thực hiện thanh toán, giúp phương thức này trở thành hình thức xác thực STH phổ biến và bảo đảm tính an toàn, nhanh hơn so với các phương thức truyền thống. Có tới 83% số người tham gia khảo sát khẳng định rằng họ đã từ bỏ việc mua sắm trực tuyến, với lý do được đề cập nhiều nhất là quên mật khẩu (41%) hoặc gặp rắc rối khi đăng nhập vào tài khoản (38%). Đó là lý do mà có tới 4/5 số người tham gia khảo sát sử dụng mật khẩu chung cho nhiều tài khoản, khiến nguy cơ mất an toàn tăng cao hơn.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc VISA Việt Nam và Lào, hồi tháng 9-2020 cho biết: "Nghiên cứu cho thấy thị trường Việt Nam đang có nhu cầu cao cho công nghệ STH. Hơn nữa, người dùng Việt Nam rất thích sử dụng các công nghệ mới. Đây là những dấu hiệu tích cực để mang đến những phương thức xác thực tài khoản mang tính cá nhân hóa và an toàn hơn, hướng đến mục tiêu loại trừ gian lận thẻ và đơn giản hóa quy trình thanh toán cho người dùng".

Ở thiết bị điện thoại thông minh, cảm biến vân tay được Apple lần đầu tiên ứng dụng trên iPhone 5S ra mắt tháng 9-2013. Sau đó, công nghệ xác thực này được nhiều ông lớn công nghệ khác hưởng ứng rồi đến nay được toàn bộ ngành di động ứng dụng. Hầu như hiện nay, chỉ có các smartphone phổ thông mới không có cảm biến vân tay nhưng chúng vẫn có thể quét khuôn mặt để xác thực bằng camera trước. Chính cảm biến vân tay nói riêng và cảm biến STH nói chung không chỉ bảo vệ an toàn cho thiết bị mà còn được ứng dụng để bảo mật cho các ứng dụng cài đặt trên thiết bị.

Xác thực STH giúp người dùng vừa tăng cường mức độ an toàn, an ninh bảo mật vừa giải thoát họ khỏi các phiền phức khi phải sử dụng mật khẩu, mã PIN. 

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/cong-nghe/xac-thuc-sinh-trac-hoc-de-an-toan-20210206225902599.htm

  • Từ khóa

Intel xác nhận tiến trình 18A đã sẵn sàng

Sau thời gian dài nghiên cứu, Intel xác nhận tiến trình 18A đã hoàn tất và dự kiến thử nghiệm sản xuất vào năm 2025.
15:51 - 24/02/2025
89 lượt xem

Siêu vi khuẩn làm chuyên gia đau đầu 10 năm, AI 'giải quyết' trong 2 ngày

Một vấn đề phức tạp về siêu vi khuẩn từng khiến các nhà vi sinh học mất cả thập kỷ giải quyết đã được AI xử lý chỉ trong vòng 2 ngày.
13:53 - 24/02/2025
159 lượt xem

Thu phí người dùng, bài toán của OTT 'make in Vietnam'

Miễn phí hay thu phí, nếu thu sẽ phải thu thế nào là bài toán chiến lược kinh doanh với nhiều doanh nghiệp Việt khi phát triển mạng xã hội hay các dịch vụ...
12:20 - 24/02/2025
178 lượt xem

Mẹo giúp cải thiện tốc độ sạc của máy tính xách tay

Máy tính xách tay nổi bật với tính di động, nhưng tốc độ sạc chậm có thể khiến người dùng cảm thấy bất tiện.
11:05 - 24/02/2025
214 lượt xem

Đột phá thúc đẩy chuyển giao khoa học, công nghệ

Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa được...
09:35 - 24/02/2025
245 lượt xem