213
/
61140
Google gây phẫn nộ vì muốn mang trí tuệ nhân tạo vào quân sự
google-gay-phan-no-vi-muon-mang-tri-tue-nhan-tao-vao-quan-su
news

Google gây phẫn nộ vì muốn mang trí tuệ nhân tạo vào quân sự

Thứ 4, 16/05/2018 | 13:42:22
540 lượt xem

Hàng loạt nhân viên của Google đã nộp đơn xin từ chức để phản đối hợp đồng giữa công ty này với Bộ Quốc phòng Mỹ để mang trí tuệ nhân tạo do Google phát triển vào các thiết bị bay không người lái sử dụng cho mục đích quân sự.

Tháng 3 vừa qua, Google đã hợp tác với Bộ Quốc phòng Mỹ để phát triển trí tuệ nhân tạo sử dụng cho máy bay không người lái để phân tích các hình ảnh được ghi lại từ máy bay không người lái phục vụ cho mục đích trinh thám trong quân sự. Dự án hợp tác giữa Google và Bộ Quốc phòng Mỹ có tên gọi Maven.

Tuy nhiên sự tham gia của Google vào dự án Maven đã làm dấy lên sự giận dữ và mối quan ngại về vấn đề đạo đức từ chính các nhân viên trong công ty, khi họ phản đối việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào mục đích quân sự.

Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo lên các loại vũ khí không người lái đang khiến nhiều người lo ngại về tương lai của con người

Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo lên các loại vũ khí không người lái đang khiến nhiều người lo ngại về tương lai của con người

Theo trang công nghệ Gizmodo, một bản kiến nghị nội bộ từ các nhân viên của Google đã được gửi lên CEO Sundar Pichai của công ty để kêu gọi rút khỏi dự án Maven, đồng thời đưa ra chính sách rõ ràng rằng Google sẽ không bao giờ tham gia xây dựng và phát triển công nghệ chiến tranh. Hơn 3.000 nhân viên của Google đã cùng ký vào đơn kiến nghị.

Mới đây cũng theo trang công nghệ Gizmodo thì đã có khoảng hơn 12 nhân viên của Google đã cùng nhau nộp đơn xin thôi việc để phản đối dự án Maven. Lý do cho quyết định của các nhân viên này là “sự thiếu minh bạch dẫn đến những mối quan ngại về đạo đức”.

Về phần mình, đại diện của Google cho biết hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ là một thử nghiệm và bao gồm cả phân tích những hình ảnh không phân loại chứ không chỉ sử dụng cho mục đích quân sự.

“Công nghệ này đánh dấu hình ảnh để người dùng xem xét và chỉ sử dụng cho mục đích không phản cảm”, đại diện của Google cho biết. “Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo cho quân sự đã làm tăng lên các mối lo ngại. Chúng tôi đang tích cực thảo luận về chủ đề quan trọng này trong nội bộ và các đối tác khi chúng tôi đang tiếp tục xây dựng các chính sách và biện pháp an toàn khi phát triển và sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo của chúng tôi”.

Dự án Maven được bắt đầu từ tháng 4/2017 bởi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Bob Work. Nhiệm vụ đầu tiên của dự án là phát triển và tích hợp các thuật toán trí tuệ nhân tạo càn thiết để giúp phân tích các dữ liệu video và hình ảnh thu được từ máy bay không người lái để phục vụ cho mục đích chống du kích và khủng bố.

Ý tưởng về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào mục đích quân sự đã từng được nhiều lần mang ra thảo luận và gây nên những lo ngại cho tương lai của loài người. Trước đó các nhà khoa học của Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đang có kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo trên những robot chiến tranh. Kế hoạch này lập tức chịu sự phản đối và gây ra nhiều lo lắng trong giới khoa học.

Tham vọng của KAIST lập tức vấp phải sự phản đối và khiến nhiều nhà khoa học hàng đầu về trí tuệ nhân tạo cảm thấy lo lắng. Hơn 50 nhà nghiên cứu hàng đầu về trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot cho biết sẽ tẩy chay KAIST vì tham vọng này, trong đó có thể kể đến giáo sư Toby Walsh của Đại học New South Wales (Úc), giáo sư Geoffrey Hinton của Đại học Toronto (Canada), giáo sư Yoshua Bengio của Viện nghiên cứu cao cấp Canada hay giáo sư Jurgen Schmidhuber của Đại học Lugano (Thụy Sĩ)...

Trước đó nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot đã viết thư cho Liên hợp quốc, lập luận rằng các loại vũ khí giết người tự động mà không có sự can thiệp của con người có thể gây bất ổn cho thế giới và cần được kiểm soát bởi hiệp ước quốc tế. Hiện có 19 quốc gia, bao gồm Ai Cập, Argentina, Pakistan... ủng hộ đề nghị này của các nhà khoa học. Nhưng các quốc gia khác như Mỹ và Anh nói rằng luật này sẽ là không thực tế vì không thể xác định được thế nào gọi là “không có sự kiểm soát của con người”. Hiện tại nhiều hệ thống vũ khí đã có ít nhất một số khả năng tự trị, bao gồm máy bay không người lái và mạng lưới phòng thủ tên lửa.

Theo Dân trí

  • Từ khóa

Vệ tinh dẫn đường NVS-02 của Ấn Độ gặp sự cố kỹ thuật khi nâng quỹ đạo

Vệ tinh dẫn đường NVS-02 đã gặp sự cố kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo, nguyên nhân là do các van tiếp nhận chất oxy hóa để kích hoạt động cơ đẩy đã...
16:38 - 04/02/2025
321 lượt xem

Hàng trăm trang web của các cơ quan chính phủ Mỹ bất ngờ ngừng hoạt động

Các trang web bị sập bao gồm các trang liên kết với nhiều cơ quan chính phủ quan trọng như Bộ Quốc phòng, Bộ Thương mại, Bộ Năng lượng, Bộ Giao thông, Bộ...
15:27 - 04/02/2025
327 lượt xem

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH...
15:37 - 04/02/2025
324 lượt xem

Apple đặt niềm tin vào DeepSeek cho iPhone?

Sau khi gây chú ý với ngành công nghệ, công ty khởi nghiệp DeepSeek đã nhận được sự quan tâm từ Apple để tích hợp vào công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) của...
11:57 - 04/02/2025
412 lượt xem

Microsoft ngừng cung cấp dịch vụ Defender VPN

Dịch vụ VPN trong Microsoft Defender sẽ ngừng hoạt động từ ngày 28.2 do không thu hút người dùng và không đáp ứng được kỳ vọng về bảo mật.
09:18 - 04/02/2025
490 lượt xem