213
/
71301
Email giả mạo cơ quan Công an để lừa tiền đang phát tán mạnh mẽ
email-gia-mao-co-quan-cong-an-de-lua-tien-dang-phat-tan-manh-me
news

Email giả mạo cơ quan Công an để lừa tiền đang phát tán mạnh mẽ

Thứ 4, 13/03/2019 | 10:12:25
704 lượt xem

Một email lạ mạo danh cơ quan Công an đang được phát tán mạnh mẽ thông qua email với một tập tin đính kèm. Người dân cần cảnh giác, không mở tập tin tránh bị mã hóa dữ liệu.

Email giả mạo cơ quan Công an để lừa tiền đang phát tán mạnh mẽ - 1

Email giả mạo cơ quan Công an

Chỉ vài ngày qua, nhiều người dùng bất ngờ nhận được email với nội dung tiêu đề "Gei trong Công an Nhân dân Viet Nam". Nội dung email về cơ bản cho biết, người nhận email phải mở tập tin đính kèm để có chi tiết liên lạc cũng như một ứng dụng mẫu đính kèm để tham gia vào cuộc điều tra của cơ quan Công an.

Tuy nhiên, kỹ càng đọc email có thể thấy nội dung rất lủng củng, sai về ngữ pháp và thậm chí câu không có nghĩa. Trong tiêu đề, nội dung được viết: "Chào mừng bạn đến với Công dân Nhân Việt Nam!". Đồng thời, các nội dung tiếp tục bên dưới cứ như một bản dịch từ Google dịch, cụ thể:

"Bạn phải báo cáo cho tòa nhà chính của Cảnh sát Việt Nam tại thành phố Hà Nội vào ngày 13 tháng 3, lúc 3:00 chiều. Bạn nên có hộ chiếu hoặc tài liệu khác chứng minh danh tính của bạn. Đồng thời, tôi thông báo cho bạn rằng để tham gia vào cuộc điều tra, bạn có quyền tự mình mời một người bảo vệ hoặc nộp đơn vào trạm cho một luật sư miễn phí. Yêu cầu sự tham gia của luật sư, bạn phải thông báo trước cho chúng tôi bằng e-mail hoặc cách khác. Chi tiết liên lạc của chúng tôi, cũng như một ứng dụng mẫu được đính kèm trong thư này.".

Trao đổi với ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành công ty bảo mật Nam Trường Sơn, đây là những email lừa đảo nhằm trục lợi và người dân hết sức cảnh giác.

Ông cho biết, vừa qua có rất nhiều hình thức lừa đảo giả danh công an, toà án, cơ quan hình sự... để đánh lừa và trục lợi từ những người có tâm lý lo sợ. Thủ đoạn của kẻ xấu thường là email, nhắn tin, gọi điện thoại tự xưng là cơ quan cán bộ nhà nước liên hệ vì việc quan trọng. Khi bạn liên hệ lại thì bọn chúng bắt đầu giăng bẫy. Kết quả thường là yêu cầu chuyển tiền trong tài khoản của nạn nhân vào tài khoản giả nào đó để xác minh điều tra rồi biến mất. Các thủ đoạn tiến hoá và biến đổi phù hợp tâm lý từng nạn nhân.

"Khi bạn nhận được email, tin nhắn, điện thoại từ một nguồn chưa xác minh thì đừng mở mail, đừng mở file gửi kèm, đừng trả lời, đừng tin đó là thật. Bạn tự mình gọi đến các cơ quan nhà nước để xác minh thông tin là tốt nhất", Ông Vũ đưa lời khuyên.

Vì vậy, nếu nhận những email như trên, người dùng tuyệt đối không mở tập tin, tránh bị mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc lẫn bị đưa vào bẫy do tội phạm mạng giăng ra.  

Theo Dân trí

  • Từ khóa

Công cụ AI deepfake mới của ByteDance gây nhiều lo ngại

ByteDance vừa ra mắt OmniHuman-1, hệ thống deepfake có thể tạo video giả sống động như thật, đặt ra nhiều lo ngại về an ninh thông tin và nguy cơ lạm dụng...
15:51 - 06/02/2025
137 lượt xem

Sau Google, Trung Quốc nhắm đến App Store

Apple có thể sớm phải đối mặt với những rắc rối liên quan đến App Store và mức phí mà họ áp dụng cho các nhà phát triển ứng dụng tại Trung Quốc.
15:19 - 06/02/2025
149 lượt xem

Google cảnh báo đến 2,5 tỉ người dùng Gmail

Google vừa phát đi cảnh báo toàn cầu, kêu gọi người dùng Gmail nâng cao bảo mật cho tài khoản của mình.
11:18 - 06/02/2025
260 lượt xem

Phía sau kỷ lục của Zalo

Đến cuối quý IV/2024, nền tảng video ngắn trên Zalo đã thu hút 35 triệu người dùng thường xuyên.
08:51 - 06/02/2025
309 lượt xem

Smartphone bán chạy nhất năm 2024 là chiếc iPhone 2 năm tuổi

iPhone 15 tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng smartphone bán chạy thế giới trong năm 2024, bỏ xa những "người anh em của mình" cũng như thế hệ iPhone 16 có...
07:01 - 06/02/2025
339 lượt xem