19
/
173796
Tôm cạn trong hốc cây, rêu đá mùa đông, lá mì xào cá của người Cao Lan, bạn nếm thử chưa?
tom-can-trong-hoc-cay-reu-da-mua-dong-la-mi-xao-ca-cua-nguoi-cao-lan-ban-nem-thu-chua
news

Tôm cạn trong hốc cây, rêu đá mùa đông, lá mì xào cá của người Cao Lan, bạn nếm thử chưa?

Thứ 2, 16/12/2024 | 16:20:00
1,952 lượt xem

Người Cao Lan, Thái, Ê Đê… đã mang đến Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam những món ăn đặc trưng vùng miền, chỉ nghe tên đã đầy say mê và cuốn hút, chỉ muốn sà vào thưởng thức ngay.

Thưởng thức tôm cạn sống trong hốc cây, rêu đá mùa đông, lá mì xào cá của các dân tộc vùng cao - Ảnh 1.

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam mang đến cơ hội thưởng thức văn hóa vùng miền cho người dân - Ảnh: HOÀNG TÁO

Sáng 16-12, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 tổ chức tại TP Đông Hà (Quảng Trị), 16 đoàn tham gia đã mang đến ngày hội những món ăn đặc trưng nhất trong hoạt động trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực.

Hoạt động thu hút hàng nghìn lượt người tham quan, tìm hiểu các nét văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc trưng của từng dân tộc.

Tại gian hàng tỉnh Vĩnh Phúc, người Cao Lan mang đến các món ăn chế biến từ rừng núi, sông suối, thân thuộc với cuộc sống thường ngày.

Trên mâm của người Cao Lan có các món tôm rừng sống trên cạn ở các hốc cây, cá bống sống ở khe suối, con sâu ở trong cây đao.

Các món ăn đều đựng trong các ống tre, vầu sắp thành hình ngôi nhà sàn, tượng trưng cho ấm no, hạnh phúc.

Thưởng thức tôm cạn sống trong hốc cây, rêu đá mùa đông, lá mì xào cá của các dân tộc vùng cao - Ảnh 2.

Mâm cơm với các món ăn chế biến từ rừng núi của người Cao Lan - Ảnh: HOÀNG TÁO

Đến với ngày hội, chị Hoàng Thị Yên, dân tộc Tày, từ tỉnh Lạng Sơn mang đến món bánh ngải truyền thống. "Bánh ngải làm từ nếp nương, được giã thủ công rất công phu. Chúng tôi thường làm bánh này dịp Tết Thanh minh để báo công ông bà, tổ tiên", chị Yên giới thiệu.

Vừa giới thiệu, chị Yên và các thành viên trong đoàn vừa giã nếp quyện thành một cục mềm dẻo, vắt thành bánh phục vụ các thực khách.

Thưởng thức tôm cạn sống trong hốc cây, rêu đá mùa đông, lá mì xào cá của các dân tộc vùng cao - Ảnh 3.

Bánh ngải của người Tày ở tỉnh Lạng Sơn làm từ nếp nương, có vị dẻo ngọt, thơm ngon - Ảnh: HOÀNG TÁO

Tương tự, người Thái ở tỉnh Sơn La mang đến món rêu đá chỉ có vào mùa đông. Rêu đá sống ở vùng nước rất sạch, chế biến cầu kỳ. Ngoài ra còn có các món nộm hoa chuối, cà Lào, xôi nhuộm nhiều màu từ hoa lá, cá chép mổ lưng tẩm gia vị nướng…

Trong bữa ăn, người Thái thường dùng thêm rượu để chúc may mắn, trước khi thưởng thức luôn mời thần linh.

Thưởng thức tôm cạn sống trong hốc cây, rêu đá mùa đông, lá mì xào cá của các dân tộc vùng cao - Ảnh 4.

Người dân địa phương thích thú với các món ăn đặc trưng vùng miền, hiếm có cơ hội thưởng thức - Ảnh: HOÀNG TÁO

Ngoài giới thiệu ẩm thực, mỗi gian hàng đều đi kèm với các màn trình diễn văn hóa đặc trưng của từng dân tộc như đánh đàn đá, cồng chiêu, thêu thùa…

Ông Đinh Xuân Thắng - vụ phó Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) bày tỏ cảm ơn tỉnh Quảng Trị tổ chức không gian văn hóa rất quy mô để bà con cả nước và người dân tham quan.

"Thời tiết không ủng hộ nhưng tất cả các đoàn nỗ lực vượt bậc. Mọi người rất thích thú, trên gương mặt luôn có nụ cười tươi vì trải nghiệm không gian văn hóa đa sắc màu từ bắc vào nam, nhất là không gian văn hóa của các tỉnh rất xa khó có cơ hội.

Các địa phương cũng rất quan tâm bảo tồn văn hóa, mang về ngày hội các sản phẩm đặc trưng nhất, riêng biệt của địa phương mình", ông Thắng nói.

Thưởng thức tôm cạn sống trong hốc cây, rêu đá mùa đông, lá mì xào cá của các dân tộc vùng cao - Ảnh 6.

Mâm cơm của các dân tộc thường đi kèm với rượu để cầu chúc may mắn, sức khỏe - Ảnh: HOÀNG TÁ

Từ ngày 14 đến 16-12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình".

Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức với sự tham gia của 16 tỉnh, thành phố, với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên.

Ngày hội được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam trong nền văn hóa thống nhất trong đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.


Bên cạnh ẩm thực, người dân còn được thưởng thức các màn trình diễn văn hóa nghệ thuật ấn tượng - Ảnh: HOÀNG TÁO

Theo Hoàng Táo/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tom-can-trong-hoc-cay-reu-da-mua-dong-la-mi-xao-ca-cua-nguoi-cao-lan-ban-nem-thu-chua-20241216135307984.htm 

  • Từ khóa

Đặc sắc Lễ hội đền Kỳ Cùng-Tả Phủ ở Lạng Sơn

Ngày 19/2, Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn), tổ chức khai mạc Lễ hội đền Kỳ Cùng-Tả Phủ. Đông đảo người dân và du khách đến tham dự.
16:45 - 20/02/2025
282 lượt xem

Thế hệ trụ cột mới của sân khấu cải lương

Cải lương đã có mặt tại VN hơn 100 năm và đã trải qua nhiều thế hệ nghệ sĩ. Hiện nay, thế hệ nào đang là trụ cột chính, đang có mặt trong hầu hết các vở...
15:20 - 20/02/2025
301 lượt xem

TP.HCM, Hà Nội nhận liền 4 giải thưởng du lịch hàng đầu thế giới

Giải thưởng Traverler’s Choice Awards Best of the Best Destinations đã vinh danh Hà Nội, TP.HCM là những điểm đến hàng đầu được du khách quốc tế yêu...
11:11 - 20/02/2025
389 lượt xem

Nghệ sĩ Pháp hứng thú với rau răm, khảm xà cừ, nhạc dân gian Việt Nam

Rau răm, khảm xà cừ, tiếng Bắc Kỳ, nhạc dân gian là những đề tài hấp dẫn đã mang đến cơ hội cho các nghệ sĩ Pháp được sang Việt Nam tham gia chương trình...
09:55 - 20/02/2025
407 lượt xem

Siêu tàu du lịch 'made in Vietnam'- biểu tượng mới trên dòng Mekong sắp xuất hiện

Một tàu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế trên dòng sông Mekong được thiết kế và đóng mới hoàn toàn tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng không chỉ đối...
08:50 - 20/02/2025
460 lượt xem