240
/
61453
Cần thay đổi nếu không muốn mất nhân lực tốt
can-thay-doi-neu-khong-muon-mat-nhan-luc-tot
news

Vì sao 'nhân tài' rời khu vực nhà nước? Cần thay đổi nếu không muốn mất nhân lực tốt

Thứ 5, 24/05/2018 | 10:36:22
342 lượt xem

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc nhân tài ngày nay không mặn mà làm việc nhà nước có thể có nhiều nguyên nhân, trong đó đa phần là không được sử dụng đúng sở trường, năng lực...

Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (thuộc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng) tổ chức các hội thảo du học nhằm tìm kiếm, tư vấn cho học viên /// Ảnh: Văn Tiến

Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (thuộc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng) tổ chức các hội thảo du học nhằm tìm kiếm, tư vấn cho học viênẢNH: VĂN TIẾNTheo đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc, việc nhiều “nhân tài” ở Đà Nẵng sẵn sàng bồi thường chi phí đào tạo hàng tỉ đồng để rút tên ra khỏi đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một minh chứng cho những vấn đề liên quan tới cán bộ, chính sách nảy sinh khi Đà Nẵng bước vào thời kỳ khủng hoảng được gọi là “cơn sốt vỡ ra” sau một thời gian phát triển.

Theo ông Quốc, nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ hệ thống giá trị về nhân tài của chúng ta đang sai khi “đo” nhân tài hoàn toàn dựa vào bằng cấp.“Nhân tài ở đây không phải chỉ những người xuất chúng”, ông Quốc nêu quan điểm và cho rằng sử dụng nhân tài đúng cách là phải dùng người nào đúng việc đó, đúng sở trường năng lực và nhân tài phải được hưởng thụ tương xứng với đóng góp của mình. “Sử dụng nhân tài không không phải thu hút về lượng lớn tiến sĩ nhưng không biết cần tiến sĩ ấy làm gì. Nhà khoa học mà không được làm khoa học thì có thu hút về cũng sử dụng lãng phí chứ đừng nói hiệu quả”, ông Quốc bày tỏ.

Cùng quan điểm, ĐBQH Lê Thanh Vân (đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau), cho rằng việc “thoái lui” của nhân tài có thể là do môi trường làm việc không như mong muốn hoặc việc trọng dụng không đúng nghĩa.“Nghĩa là trên danh nghĩa thì anh nói trọng dụng, nhưng đến khi làm việc cụ thể thì không dùng người ta, hoặc dùng mà không đúng sở trường của họ. Một người có tầm nhìn, có tư duy, có khả năng kiến tạo chính sách nhưng lại được phân công làm công tác phục vụ, điếu đóm, cắp tráp thì chẳng khác gì đem gỗ lim đi làm phên dậu, còn tre nứa thì làm trụ cột”, ông Vân thẳng thắn.Ông Lê Thanh Vân cho rằng việc để nhân tài “thoái lui”, trách nhiệm lớn thuộc về những người đứng đầu. Bởi lẽ, chính người đứng đầu đã không đánh giá được năng lực thực sự của nhân tài nên mới có chuyện dùng sai khiến người tài phải bỏ đi. “Người sử dụng nhân tài trước hết cũng phải là một nhân tài. Người đứng đầu là người tài thì ắt hẳn biết dùng người tài đúng chỗ”, ông Vân phân tích.

Theo Thanh niên Online

  • Từ khóa

Được ‘công an’ tư vấn cài đặt giấy phép lái xe, mất gần chục triệu

Nhiều người dân nhận được cuộc gọi từ người xưng công an hướng dẫn cài đặt tích hợp 12 điểm giấy phép lái xe vào dịch vụ công.
14:18 - 11/02/2025
439 lượt xem

"Từ chối" vượt đèn đỏ, không nhường đường cho xe ưu tiên có thể bị phạt 6-8 triệu đồng

Người tham gia giao thông "vượt đèn đỏ" theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hay nhường đường cho xe ưu tiên sẽ không bị phạt
11:21 - 11/02/2025
544 lượt xem

CSGT lên tiếng vụ tài xế ô tô không vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cấp cứu

Cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh việc một tài xế ô tô không vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cấp cứu gây xôn xao dư luận
10:04 - 11/02/2025
1,461 lượt xem

Hà Nội cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ từ tháng 3

Hà Nội sẽ thí điểm cấm ô tô trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố trong khu vực phố cổ và hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm) trong 2 khung giờ, áp dụng từ...
10:04 - 11/02/2025
579 lượt xem

Sửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn

Câu chuyện giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân một lần nữa lại nóng lên khi có tới 16 bộ và địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ...
09:00 - 11/02/2025
606 lượt xem