4
/
140201
Đề xuất duy trì giảm 2% VAT năm 2023: Một mũi tên trúng nhiều đích
de-xuat-duy-tri-giam-2-vat-nam-2023-mot-mui-ten-trung-nhieu-dich
news

Đề xuất duy trì giảm 2% VAT năm 2023: Một mũi tên trúng nhiều đích

Thứ 3, 27/12/2022 | 17:40:00
1,954 lượt xem

Chính sách giảm thuế suất 2% thuế giá trị gia tăng có thể nói là một “liều thuốc” giúp người dân, doanh nghiệp tăng sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ “ghìm cương” lạm phát, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định…

“Ghìm cương” lạm phát thành công

Ngày 28.1.2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ trong năm 2022.

Nghị định hiện thực hóa Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và được dư luận đồng tình, các chuyên gia đánh giá là một quyết sách kịp thời trong nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế phục hồi trong và sau đại dịch.

Giảm 2% VAT trên hầu hết các mặt hàng tiêu dùng đã tác động trực tiếp đến mặt bằng giá cả hàng hóa TN

Cùng với nhiều giải pháp đồng bộ khác, có thể nói năm 2022, Chính phủ đã chèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam vượt qua sóng gió, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tăng trưởng GDP cả năm kỳ vọng ở con số 8% với nhiều điểm sáng như xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, sản xuất công nghiệp…

Đặc biệt, lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%, là thành công khi so sánh với các năm trước hay đặt trong bối cảnh nhiều quốc gia phải chống chọi với mức lạm phát 2 con số.

Kết quả tích cực trên có vai trò không nhỏ của Nghị định 15 về giảm VAT. Mức thuế giảm trên hầu hết các mặt hàng tiêu dùng đã tác động trực tiếp đến mặt bằng giá cả hàng hóa, giúp kìm được giá thành và kéo theo giá bán hàng hóa không tăng sốc.

Dự báo thế giới sẽ tiếp tục trong cơn bão lạm phát, suy giảm việc làm, nguy cơ suy thoái kinh tế hiển hiện. Một nền kinh tế mở như Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động sâu sắc, dù có thể tác động đến muộn hơn do nhiều nguyên nhân.

Hiện nay, ngay trước thời điểm tết Nguyên đán 2023, hàng ngàn lao động bị mất việc làm do những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt vì thiếu đơn hàng, do tác động lâu dài của đại dịch Covid-19…

Do đó, kiềm chế lạm phát để duy trì đà tăng trưởng sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong thời gian tới. Các công cụ kiềm chế lạm phát truyền thống như thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa thận trọng có lẽ sẽ tiếp tục được sử dụng.

Nhưng một trong số những công cụ trực tiếp vừa chứng minh hiệu quả tức thời trong năm 2022 này là giảm VAT với hàng hóa càng cần được xem xét tới.

Giảm thuế sẽ giám được gánh nặng cho các doanh nghiệp, giảm giá thành sản phẩm, hàng hóa TN

Nuôi dưỡng nguồn thu

Kiềm chế lạm phát - mối lo có thể nói là lớn nhất trong 2023 đã được thực tế 2022 chứng minh. Mặc dù chưa có những đánh giá định lượng chính xác từng biện pháp tác động thế nào đến chỉ số giá tiêu dùng, nhưng có thể khẳng định giảm VAT góp phần không nhỏ trong việc “cắt cơn” tăng giá hàng hóa.

Song, chính sách giảm VAT còn mang lại nhiều lợi ích hơn. Người hưởng lợi sẽ là toàn xã hội, từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho đến từng cá nhân.

Với những người bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, hay những người giảm thu nhập do mất việc làm, giảm VAT giúp họ giảm gánh nặng chi tiêu. Đối với nhóm người tiêu dùng còn lại, giá cả hàng hóa giảm do thuế giảm chính là một yếu tố kích thích tiêu dùng hiệu quả.

Về phía các doanh nghiệp, thuế giảm dẫn đến giá thành giảm, nhờ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, giảm giá bán, thúc đẩy gia tăng doanh số.

Đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp chưa hoàn toàn “khỏe” lại sau đại dịch, dễ bị cuốn theo những cơn gió được dự báo không lành của nền kinh tế thế giới, việc duy trì chính sách giảm VAT thực sự là một liều thuốc giúp doanh nghiệp tăng sức đề kháng trong thời gian tới. Và tất nhiên, khi doanh nghiệp khỏe sẽ kéo theo tất cả người lao động và người dân, nền kinh tế cũng khỏe hơn.

Hơn thế, những mặt hàng được áp giảm VAT hầu hết là hàng tiêu dùng, trong khi các hạng mục dịch vụ và các mặt hàng được hưởng lợi trong đại dịch sẽ không được hưởng mức thuế ưu đãi. Điều này giúp cán cân nền kinh tế cân bằng hơn, các ngành nghề còn gặp khó vẫn tiếp tục được hỗ trợ để phát triển.

Ngoài ra, chính sách giảm thuế này cũng tác động đến an sinh xã hội, gián tiếp tác động đến tâm lý người dân, doanh nghiệp, và do đó tạo nền tảng ổn định phát triển kinh tế.

Theo Tiêu Phong/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/de-xuat-duy-tri-giam-2-vat-nam-2023-mot-mui-ten-trung-nhieu-dich-post1536139.html

  • Từ khóa

Làng nghề tự tin vươn mình ra biển lớn

Hà Nội hiện là địa phương có thế mạnh phát triển làng nghề khi sở hữu 1.350 làng nghề, làng có nghề, quy tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước, trong đó...
10:17 - 22/02/2025
152 lượt xem

Giá sầu riêng tăng trở lại

Chất vàng O kéo kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2025. Tuy nhiên hiện vấn đề đã được kiểm soát, hoạt động xuất khẩu được...
07:10 - 22/02/2025
221 lượt xem

Giá vàng giảm 300.000 đồng/lượng sau khi đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá vàng miếng SJC hôm nay, 21-2, giảm về mức 92 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn cũng đi xuống.
16:00 - 21/02/2025
589 lượt xem

Mua hàng online bị lộ thông tin, cần tăng mức xử phạt

Cần bổ sung các chế tài hình sự nhằm xử lý các hành vi, vi phạm nghĩa vụ bảo mật các thông tin của người tiêu dùng khi mua hàng online
15:27 - 21/02/2025
605 lượt xem

Bộ Tài chính: Không đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm

Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) dự kiến sửa đổi tổng thể với 7 nhóm chính sách
14:23 - 21/02/2025
637 lượt xem