4
/
73332
Người Việt vẫn thích “xài” tiền mặt bậc nhất Đông Nam Á
nguoi-viet-van-thich-xai-tien-mat-bac-nhat-dong-nam-a
news

Người Việt vẫn thích “xài” tiền mặt bậc nhất Đông Nam Á

Chủ nhật, 12/05/2019 | 10:41:42
968 lượt xem

Người Việt ưa chuộng sử dụng tiền mặt thuộc nhóm cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Thanh toán bằng tiền mặt vẫn là hình thức được ưa chuộng tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á

Thanh toán bằng tiền mặt vẫn là hình thức được ưa chuộng tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á

“Bất chấp sự phát triển của các phương tiện thanh toán điện tử, tiền mặt vẫn chiếm ưu thế tại khu vực Đông Nam Á” - là những nhận định đáng chú ý trong báo cáo "Số hóa tiền mặt tại ASEAN – ý nghĩa đối với các nhà quản lý nguồn vốn doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tương lai" do Standard Chartered vừa công bố.

Trong 6 nước được thống kê, tỷ lệ người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng là 30,8%, thấp nhất trong nhóm. Tỷ lệ người dân sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là 4,12% và 26,74%, chỉ lần lượt cao hơn Indonesia và Philippines. Đặc biệt, Việt Nam đứng đầu về tỷ lệ mua hàng online nhưng trả tiền mặt khi nhận hàng (COD) là 90,17%.

“Mặc dù ASEAN không thể trở thành một thị trường phi tiền mặt trong ngày một ngày hai, nhưng các giải pháp do công nghệ mang lại có thể khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ứng dụng các kênh số hóa”, báo cáo nhấn mạnh.

 “Việc triển khai các giải pháp thanh toán tức thì ở hầu hết các thị trường ASEAN sẽ giúp cho việc luân chuyển dòng tiền trở nên nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả hơn. Hạ tầng thanh toán bù trừ trong dịch vụ thanh toán tức thì đang trở thành nền tảng cho nhiều giải pháp sáng tạo ở tất cả các lĩnh vực”, báo cáo của Standard Chartered nhấn mạnh.

Nhận thức được vai trò của số hóa tiền mặt, tại Việt Nam các ngân hàng thương mại đã chủ động đầu tư, ứng dụng các công nghệ mới; hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử trong khu vực để hỗ trợ các giao dịch thanh toán trên nền ví điện tử ở thị trường nội địa cũng như các giao dịch xuyên biên giới.

Tại Việt Nam, với định hướng sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giảm tỷ lệ các giao dịch bằng tiền mặt xuống dưới 10% trong giai đoạn 2016-2020, dịch vụ thanh toán thông qua ví điện tử được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Hiện tại, đã có khoảng 20 ứng dụng ví điện tử tại Việt Nam. Nhiều đơn vị nước ngoài như Samsung Pay, Alipay, Amazon… cũng đã tham gia vào thị trường Việt Nam để khai phá tiềm năng to lớn này.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng giá trị các giao dịch thông qua ví điện tử năm 2017 đạt hơn 53 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,2 tỉ USD), tăng 64% so với năm 2016.

Để sớm trở thành thị trường phi tiền mặt, các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nhà quản lý nguồn vốn sẽ phải quyết liệt hơn nữa trong việc chuyển đổi, đầu tư ứng dụng công nghệ số để nắm bắt và tận dụng các công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của doanh nghiệp cũng như của thị trường.

Theo L.H/Lao động

  • Từ khóa

Giá sầu riêng, lúa gạo vẫn thấp vì sao?

Tháng đầu năm, sầu riêng và gạo rớt giá khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên theo phân tích của các chuyên gia, việc này chỉ mang tính thời điểm, nhu cầu...
10:22 - 05/02/2025
17 lượt xem

Phải niêm yết giá!

Dịp Tết vừa qua, nhiều chợ hoa xuân vẫn giữ cách bán hàng không công khai giá, nói thách cao để khách trả giá… khiến nhiều người tiêu dùng e ngại
08:10 - 05/02/2025
72 lượt xem

Năm 2024, thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ năm 2024 đạt xấp xỉ 15 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm...
07:00 - 05/02/2025
107 lượt xem

Ôtô điện sẽ phải đóng lệ phí trước bạ từ tháng 3-2025

Quy định về mức thu lệ phí trước bạ với ôtô điện sẽ có thay đổi từ ngày 1-3-2025
21:27 - 04/02/2025
337 lượt xem

Các mốc tiến độ để khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cuối 2027

Từ 2025 giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được tiến hành, song song với các thủ tục chuẩn bị về mặt đầu tư để kịp khởi công dự án đường sắt tốc độ cao...
16:25 - 04/02/2025
460 lượt xem