11
/
140311
Giáo sư đại học ở Mỹ phát hiện sinh viên gian lận bằng chatbot AI
giao-su-dai-hoc-o-my-phat-hien-sinh-vien-gian-lan-bang-chatbot-ai
news

Giáo sư đại học ở Mỹ phát hiện sinh viên gian lận bằng chatbot AI

Thứ 5, 29/12/2022 | 09:47:00
2,080 lượt xem

Một giáo sư đại học ở Mỹ đã phát hiện sinh viên sử dụng ChatGPT - công cụ chatbot AI do một công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo phát triển - để viết bài luận.

Giáo sư Darren Hick ở Nam Carolina, Mỹ, đang gióng lên hồi chuông cảnh báo sau khi ông phát hiện một sinh viên sử dụng ChatGPT - công cụ chatbot AI do công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo OpenAI phát triển - để viết bài luận triết học cho mình.

Chatbot AI có thể nhanh chóng đọc, xử lý thông tin bằng văn bản về rất nhiều chủ đề. Công nghệ mới này do OpenAI phát hành và đã sẵn sàng để cung cấp cho mọi người dùng.

"Giới học thuật chưa nghĩ đến điều này. Vì vậy, chúng tôi rất bất ngờ. Ngay sau khi tôi nói về vấn đề này trên Facebook thì một số người bạn của tôi cũng cho biết là họ đã gặp tình trạng tương tự", giáo sư triết học Darren Hick của Đại học Furman, Mỹ, nói với phóng viên.  

Giáo sư Darren Hick lo lắng khi phát hiện sinh viên gian lận bằng ChatGPT (Ảnh: Getty Images/iStockphoto).

Đầu tháng này, giáo sư Hick đã hướng dẫn cả lớp viết một bài luận dài 500 từ về nhà triết học thế kỷ 18 David Hume. Khi sinh viên nộp bài luận, giáo sư đã phát hiện ra một vài dấu hiệu cho thấy sinh viên sử dụng AI trong bài viết của mình.

"Đó là một bài luận khá chỉn chu nhưng tôi nhận thấy nó như được viết bởi một học sinh lớp 12 rất thông minh. Có những cách dùng từ kỳ lạ, không sai nhưng khác thường…".

Mặc dù có nền tảng về luật bản quyền nhưng giáo sư Hick nói rằng, việc chứng minh bài luận do ChatGPT tạo ra gần như là không thể.

Vị giáo sư đã thử viết cùng một bài luận bằng cách hỏi ChatGPT một loạt câu hỏi mà ông tưởng tượng là sinh viên của mình đã hỏi. Động thái này mang lại các câu trả lời tương tự, nhưng không có câu trả lời trùng khớp trực tiếp, vì công cụ này tạo ra các câu trả lời độc nhất.

Cuối cùng, giáo sư Darren Hick đã gặp trực tiếp sinh viên của mình, người đã sử dụng ChatGPT để viết bài luận. Sinh viên bị đánh trượt và được giao cho hiệu trưởng của trường xử lý.

Giáo sư Hick lo ngại rằng các trường hợp khác sẽ hầu như không thể chứng minh được và dần dần sẽ có nhiều sinh viên gian lận hơn, gây khó khăn cho giảng viên hơn.

Hiện tại, giáo sư Darren Hick nói rằng, điều tốt nhất ông có thể làm là gây bất ngờ cho những sinh viên bị nghi ngờ bằng việc kiểm tra miệng ngẫu hứng.

Vị giáo sư đại học cũng lo sợ rằng công cụ chatbot AI này sẽ ngày càng hoàn thiện và những điểm bất thường của nó sẽ ngày càng ít bị lộ trên bài viết của sinh viên.

"Đây là phần mềm liên tục được cập nhật. Vì thế, trong một tháng, nó sẽ thông minh hơn. Trong một năm nữa, nó sẽ càng thông minh hơn. Nó là một phần mềm hấp dẫn nhưng nó vẫn khiến tôi cảm thấy kinh hoàng tột cùng. Không biết nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với công việc hàng ngày của chúng tôi".

Theo Vĩnh Ngọc/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/giao-su-dai-hoc-o-my-phat-hien-sinh-vien-gian-lan-bang-chatbot-ai-20221227154548615.htm

  • Từ khóa

Văn hóa học đường có nhiều chuyển biến tích cực

Những năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống… cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và...
11:28 - 25/02/2025
429 lượt xem

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT kiểm tra việc dạy thêm, học thêm tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu đoàn kiểm tra khảo sát, nắm bắt tình hình dạy thêm, học thêm tại các trường học Hà Nội
08:50 - 25/02/2025
518 lượt xem

Hàng loạt trường ở Hàn Quốc đóng cửa vì không còn ai đi học

Gần 50 trường học ở Hàn Quốc, trong đó có tới 38 trường tiểu học, dự kiến phải đóng cửa trong năm nay vì không có học sinh.
07:59 - 25/02/2025
913 lượt xem

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 quan tâm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức

Đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 không chỉ kiểm tra kiến thức mà hướng nhiều hơn đến đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
19:26 - 24/02/2025
818 lượt xem

Học thêm kín mít, học sinh lớp 12 vẫn đầy áp lực

Học thêm kín mít, có khi về nhà đã 21 giờ tối, tranh thủ ăn cơm rồi lại ôn bài, những điều này không khiến học sinh lớp 12 cảm thấy đỡ áp lực.
16:09 - 24/02/2025
909 lượt xem