11
/
140739
Mong con cố gắng hết mình, kết quả sao cũng được
mong-con-co-gang-het-minh-ket-qua-sao-cung-duoc
news

Mong con cố gắng hết mình, kết quả sao cũng được

Thứ 6, 06/01/2023 | 14:17:26
2,122 lượt xem

Mong con cố gắng hết mình, và kết quả thế nào cũng được là ý kiến của đồng nghiệp tôi ở Úc trong cách dạy con.

Mong con cố gắng hết mình, kết quả sao cũng được - Ảnh 1.

Cha mẹ dạy con đừng bắt trẻ phải giỏi toàn diện. Trong ảnh: Học sinh TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: ANH KHÔI

Trong cách dạy con, anh truyền đạt mong muốn con nỗ lực và chấp nhận với kết quả đạt được sau sự cố gắng ấy. Tôi thấy con anh là một bạn nhỏ hạnh phúc. Cậu ấy đã nhận được sự tin tưởng và đồng hành từ cha mẹ với sự cảm thông thực sự, sâu sắc.

Quan sát và lắng nghe trẻ chúng ta sẽ thấy những thiên hướng thường có từ nhỏ, nếu được phát hiện, trau dồi đúng đắn, đầy đủ sẽ thành công. Thế nhưng, nhiều phụ huynh cho rằng thành công chỉ đến với người học tốt các môn tự nhiên. 

Có nhiều trẻ có năng khiếu thể thao, âm nhạc, hoạt ngôn... nếu được phát hiện sớm để định hướng sự phát triển sẽ giúp các bạn có chuyên môn cao và sâu hơn.

Đừng bắt trẻ phải giỏi toàn diện. Nếu có một người nào như thế thì cũng chỉ là số ít, hiếm hoi. Vì thế, cứ cho trẻ học và chơi thật thoải mái theo đúng tính cách, sở thích của con. 

Thực ra, khi còn nhỏ chúng ta cũng đã từng khổ sở vì những mong muốn, áp đặt của người lớn, ức chế tinh thần, mỏi mệt tâm lý. Nhớ lại chính mình trong quá khứ để không biến chúng ta thành "bản sao" của cha mẹ mình.

Với lứa tuổi tiểu học đến phổ thông, trẻ đang trong quá trình hình thành thói quen, tính cách, có biến đổi tâm sinh lý để trở thành người trưởng thành. Do vậy, mọi áp lực tâm lý hay ám ảnh tinh thần (nếu bị bạo lực bằng lời nói, hành vi) sẽ ảnh hưởng rất xấu đến các em. 

Đối diện với việc trẻ chọn cái chết chúng ta hay nói đó là suy nghĩ nông cạn, dại dột. Nhưng thực ra để đi đến bước đường đó, các em đã bị chính người thân bỏ rơi, bỏ đói tinh thần trong thời gian dài. 

Khi không còn thấy điểm tựa yêu thương, chia sẻ nào từ phía gia đình lại thêm nhiều áp lực từ trường lớp, học tập, bạn bè... trẻ sẽ buông tay.

Do vậy, quan tâm tới con em chúng ta chính là cách ngăn ngừa những bi kịch, nhất là khi đó đang là hiện tượng báo động trong xã hội hiện đại hiện nay.

Theo ThS giáo dục Lê Trường An/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/mong-con-co-gang-het-minh-ket-qua-sao-cung-duoc-20230106080253495.htm

  • Từ khóa

Văn hóa học đường có nhiều chuyển biến tích cực

Những năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống… cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và...
11:28 - 25/02/2025
350 lượt xem

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT kiểm tra việc dạy thêm, học thêm tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu đoàn kiểm tra khảo sát, nắm bắt tình hình dạy thêm, học thêm tại các trường học Hà Nội
08:50 - 25/02/2025
440 lượt xem

Hàng loạt trường ở Hàn Quốc đóng cửa vì không còn ai đi học

Gần 50 trường học ở Hàn Quốc, trong đó có tới 38 trường tiểu học, dự kiến phải đóng cửa trong năm nay vì không có học sinh.
07:59 - 25/02/2025
829 lượt xem

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 quan tâm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức

Đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 không chỉ kiểm tra kiến thức mà hướng nhiều hơn đến đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
19:26 - 24/02/2025
737 lượt xem

Học thêm kín mít, học sinh lớp 12 vẫn đầy áp lực

Học thêm kín mít, có khi về nhà đã 21 giờ tối, tranh thủ ăn cơm rồi lại ôn bài, những điều này không khiến học sinh lớp 12 cảm thấy đỡ áp lực.
16:09 - 24/02/2025
828 lượt xem