11
/
143230
Chọn ngành, chọn nghề phải có 'chiến thuật'
chon-nganh-chon-nghe-phai-co-chien-thuat
news

Chọn ngành, chọn nghề phải có 'chiến thuật'

Thứ 2, 27/02/2023 | 09:57:00
2,076 lượt xem

Đến tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp, nhiều học sinh cho biết chưa biết chọn ngành nghề tương lai, phân vân giữa nhiều phương thức xét tuyển, thậm chí rối loạn thông tin tư vấn trên mạng...

Khoảng 7.000 học sinh TP Hải Phòng hào hứng tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra vào sáng 26-2. Nhiều em cho biết chưa biết chọn ngành nghề nào, mong được chuyên gia tư vấn - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Khoảng 7.000 học sinh TP Hải Phòng hào hứng tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra vào sáng 26-2. Nhiều em cho biết chưa biết chọn ngành nghề nào, mong được chuyên gia tư vấn - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Sáng 26-2, Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023 của báo Tuổi Trẻ diễn ra tại Hải Phòng với khoảng 7.000 học sinh tham dự. Chiều cùng ngày, lần đầu tiên chương trình đến với học sinh Hải Dương. Các em đã đặt hàng trăm câu hỏi và được chuyên gia tư vấn kỹ lưỡng cách chọn ngành nghề, nguyện vọng xét tuyển...

Rối loạn thông tin trên mạng

Bạn Dương Thị Tuyết Nhạn, học sinh lớp 12 Trường THPT Chí Linh (Hải Dương), chia sẻ em theo học khối D00 và đã xác định theo học ngành sư phạm, tuy nhiên các thông tin trên mạng khá nhiều khiến em "bội thực" thông tin, không đủ khả năng để kiểm chứng.

"Hôm nay, chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp lần đầu tiên về Hải Dương em rất vui. Em đến đây để được gỡ rối những thắc mắc của mình và tìm hiểu thêm về các phương thức xét tuyển để đạt kết quả tối ưu nhất" - Nhạn nói.

Tương tự, bạn Nguyễn Thị Giang, học sinh Trường THPT Bạch Đằng (Hải Phòng), muốn thi ngành ngôn ngữ Trung nhưng vẫn chưa biết nên chọn trường nào và phương thức nào để xét tuyển, vì quá phân vân giữa các sự lựa chọn nên em đến để nghe tư vấn trực tiếp từ các thầy cô.

Một học sinh tại Hải Phòng lo lắng hỏi: "Đến bây giờ em vẫn chưa có một chút kiến thức nào về việc lựa chọn ngành nghề thì em phải làm như thế nào để chọn được một ngành học phù hợp khi các kỳ thi đã sắp cận kề?".

Trả lời tâm tư của học sinh, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay khi mình còn phân vân nhiều thứ, chưa lựa chọn được ngành nghề mong muốn thì đây là một điểm khó của các bạn.

"Trong quá trình học tập, sinh sống, bạn cảm thấy điểm mạnh của mình là gì và ước muốn của mình là gì, đó chính là động lực để các bạn đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp. Ngoài ra, hiện nay trên mạng có rất nhiều trường đại học có những bài trắc nghiệm tâm lý. Sau khi tham gia trả lời 20 - 25 câu hỏi, chúng ta sẽ có những gợi ý ngành nghề nào phù hợp với năng lực bản thân" - thầy Thảo nói.

Chiến thuật sắp xếp nguyện vọng để không "trắng tay"

"Các thầy có thể chia sẻ chiến thuật sắp xếp các nguyện vọng để dung hòa giữa sở trường bản thân và nhu cầu của xã hội?" - một phụ huynh ở Hải Phòng hỏi. PGS.TS Vũ Thị Hiền, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường đại học Ngoại thương, đánh giá câu hỏi của phụ huynh rất hay.

"Chúng ta lựa chọn trường trước hay ngành trước? Chiến thuật, chiến lược là chúng ta chọn ngành trước và chọn trường sau. Chúng ta phải xác định một danh mục các ngành thật ngắn gọn, không thể chọn ngành quá đa dạng được, điều này sẽ dẫn tới ảnh hưởng công việc sau này" - cô Hiền nói.

Theo đó, cô Hiền tư vấn cho học sinh Hải Phòng "bí kíp" chọn ba nhóm ngành xét tuyển. Nhóm thứ nhất là nhóm ngành ước mơ, kỳ vọng. Đây là những ngành các em yêu thích nhất. Nhóm hai là nhóm vừa sức gồm các ngành các em mong muốn học và có nhiều cơ hội đỗ, vừa sức so với năng lực, sở trường của các em. Nhóm ba là nhóm tránh rủi ro, giúp các thí sinh không bị "trắng tay".

Học khối C nhưng đam mê công nghệ, chọn ngành nào?

"Em học khối C nhưng lại có đam mê khối ngành kỹ thuật và công nghệ, có cơ hội nào dành cho em học khối C mà lại quan tâm khối ngành công nghệ không?". Trả lời câu hỏi này của một học sinh, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho hay Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn có ngành quản lý thông tin.

Đây là ngành mới và cung cấp cho sinh viên ba khối kiến thức: khối kiến thức khoa học xã hội, khối kiến thức về công nghệ thông tin và khối kiến thức về quản trị kinh doanh. Những em sinh viên học ngành này có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ... các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, y tế, giáo dục...

Công việc đảm nhận sẽ bao gồm quản lý thông tin, hỗ trợ kinh doanh, tư vấn xây dựng các hệ thống thông tin, phân tích quản lý thông tin, quản lý số liệu, quản trị nội dung. Đây là một vị trí công việc mà các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đang rất cần và là cơ hội phát triển của những em học sinh học khối C nhưng mê khối ngành công nghệ.


Theo Nguyên Bảo/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/chon-nganh-chon-nghe-phai-co-chien-thuat-2023022623360238.htm

  • Từ khóa

Văn hóa học đường có nhiều chuyển biến tích cực

Những năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống… cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và...
11:28 - 25/02/2025
172 lượt xem

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT kiểm tra việc dạy thêm, học thêm tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu đoàn kiểm tra khảo sát, nắm bắt tình hình dạy thêm, học thêm tại các trường học Hà Nội
08:50 - 25/02/2025
243 lượt xem

Hàng loạt trường ở Hàn Quốc đóng cửa vì không còn ai đi học

Gần 50 trường học ở Hàn Quốc, trong đó có tới 38 trường tiểu học, dự kiến phải đóng cửa trong năm nay vì không có học sinh.
07:59 - 25/02/2025
603 lượt xem

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 quan tâm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức

Đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 không chỉ kiểm tra kiến thức mà hướng nhiều hơn đến đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
19:26 - 24/02/2025
550 lượt xem

Học thêm kín mít, học sinh lớp 12 vẫn đầy áp lực

Học thêm kín mít, có khi về nhà đã 21 giờ tối, tranh thủ ăn cơm rồi lại ôn bài, những điều này không khiến học sinh lớp 12 cảm thấy đỡ áp lực.
16:09 - 24/02/2025
650 lượt xem