11
/
147315
Ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp các ngành nghề mũi nhọn
uu-tien-ngan-sach-nha-nuoc-cho-giao-duc-nghe-nghiep-cac-nganh-nghe-mui-nhon
news

Ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp các ngành nghề mũi nhọn

Thứ 4, 17/05/2023 | 07:10:50
2,188 lượt xem

Giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên ngân sách theo Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chỉ thị số 21/CT-TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu những nội dung quan trọng nhằm tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Theo đó, các mục tiêu trọng yếu mà Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt bao gồm: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 thu hút 50-55% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; có khoảng 90 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, trong đó có cơ sở thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng, một số cơ sở tiệm cận trình độ các nước ASEAN-4, G20;có khoảng 200 ngành, nghề trọng điểm, trong đó có 15-20 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong ASEAN và thế giới. Đến năm 2045 đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp các ngành nghề mũi nhọn - 1

Sinh viên trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội thực hành bán hàng tại siêu thị

Để hoàn thành các mục tiêu này, Ban Bí thư yêu cầu triển khai 8 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm. 

Ban Bí thư yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên lâu dài; khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và thế hệ trẻ.

Cùng với đó chú trọng tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, tăng tỉ lệ học sinh sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp, vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa để học sinh tốt nghiệp vừa có bằng nghề chất lượng vừa có bằng THPT; Đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động thông qua các hình thức hỗ trợ phù hợp; Tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các cơ quan bộ ngành Trung ương và địa phương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp tiếp cận chuẩn của các nước tiên tiến; Khuyến khích doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp từ khâu tuyển sinh, đào tạo, đến sử dụng, thành lập cơ sở thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và quốc tế…

Đặc biệt, Ban Bí thư yêu cầu tăng cường nguồn lực, ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo, nhất là cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn.

Chỉ thị của Ban Bí thư đánh giá, trong những năm qua, giáo dục nghề nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp được hình thành theo hướng mở, liên thông, phù hợp với xu hướng thế giới. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển mạnh, bước đầu hình thành một số cơ sở đào tạo chất lượng cao theo chuẩn quốc tế, lao động Việt Nam từng bước đảm nhận nhiều vị trí công việc trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm…

Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế tồn tại như quy mô giáo dục nghề nghiệp còn nhỏ, cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp, hiệu quả đào tạo chưa cao, nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp chưa tương xứng, sự gắn kết giữa nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp chưa chặt chẽ...

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/uu-tien-ngan-sach-nha-nuoc-cho-giao-duc-nghe-nghiep-cac-nganh-nghe-mui-nhon-20230516210912348.htm

  • Từ khóa

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 quan tâm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức

Đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 không chỉ kiểm tra kiến thức mà hướng nhiều hơn đến đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
19:26 - 24/02/2025
94 lượt xem

Học thêm kín mít, học sinh lớp 12 vẫn đầy áp lực

Học thêm kín mít, có khi về nhà đã 21 giờ tối, tranh thủ ăn cơm rồi lại ôn bài, những điều này không khiến học sinh lớp 12 cảm thấy đỡ áp lực.
16:09 - 24/02/2025
162 lượt xem

Vụ 154 học sinh 'ăn Tết' chưa chịu đi học: 11 học sinh đã được phụ huynh cho đến trường

Có 11 em trên tổng số 154 học sinh đã được phụ huynh cho trở lại trường học sau 3 tuần nghỉ từ sau Tết để phản đối việc trường đóng cửa điểm lẻ, buộc đi...
14:13 - 24/02/2025
217 lượt xem

Giảng dạy nội dung giáo dục địa phương: Tạo hấp dẫn từ nguồn 'tài nguyên sống'

Sự kết hợp giữa tài liệu giảng dạy với khai thác nguồn “tài nguyên sống” trong cộng đồng đem lại những tiết học GD địa phương sống động...
10:49 - 24/02/2025
321 lượt xem

Tuyển sinh lớp 10 giảm dần áp lực

So với năm học trước, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 tại TP HCM dự kiến tăng trong khi số thí sinh dự thi giảm
09:53 - 24/02/2025
343 lượt xem