11
/
158229
Người Đức ngày càng không hài lòng về chất lượng giáo dục công lập
nguoi-duc-ngay-cang-khong-hai-long-ve-chat-luong-giao-duc-cong-lap
news

Người Đức ngày càng không hài lòng về chất lượng giáo dục công lập

Thứ 5, 28/12/2023 | 08:54:00
2,195 lượt xem

Giáo dục công lập tại Đức miễn phí nhưng trong bối cảnh thiếu giáo viên và xếp hạng thành tích kém, ngày càng nhiều phụ huynh gửi con đến trường tư.

Giáo dục công lập tại Đức thiếu trầm trọng giáo viên. 

Chị Luisa, phụ huynh sống tại Berlin, Đức, quyết định gửi 2 con đến một trường công giáo tư thục không phải vì lý do tôn giáo mà bởi ngôi trường này có môi trường giáo dục chất lượng, chỉn chu.

Trong khi đó, con cái của Luisa không nhận được sự quan tâm cần thiết tại các trường công lập do giáo viên thường xuyên nghỉ ốm. Kết quả là sau một năm học tiểu học công lập, con cái của chị Luisa vẫn chưa thể nói tiếng Đức rành mạch.

“Tại một lớp học, trình độ của học sinh thường không đồng đều. Có nhiều trẻ học chưa tốt thì giáo viên chỉ chú trọng vào các em này nhưng không mấy lưu tâm đến trẻ có tố chất hơn”, chị Luisa bày tỏ.

Giống như chị Luisa, ngày càng nhiều phụ huynh Đức gửi con vào trường tư. Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Thống kê Đức, tỷ lệ học sinh theo học trường tư đã tăng gần 10% trong năm học 2022 - 2023. Khoảng 20 năm trước, tỷ lệ này là 6%.

Xu hướng này là do nhiều gia đình giàu có, có tri thức đang quay lại với hệ thống trường công lập, từ đó gây bất bình đẳng xã hội. Chuyên gia chính sách xã hội Stephan Koppe, Đại học College Dublin, cho biết chưa có bằng chứng nào ở Đức cho thấy trẻ em học trường tư có thành tích tốt hơn bạn học trường công.

Nhưng phụ huynh vẫn đăng ký cho con học trường tư vì bất mãn với hệ thống công lập. Khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu kinh tế Munich Info chỉ ra người Đức ngày càng không hài lòng về chất lượng giáo dục công lập.

Ở nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, các trường học nằm trong tình trạng hư hỏng, các toà nhà đổ nát và thường đóng cửa để sửa chữa, chậm “số hoá”, thậm chí nhiều trường không đủ tiền mua máy tính, thiếu WiFi tốc độ cao. Ngoài ra, các trường học cũng đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng do nhiều người sắp nghỉ hưu hoặc nghỉ hưu sớm.

Hệ thống giáo dục công lập kém chất lượng được cho là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Bài kiểm tra PISA mới đây do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố, cho thấy kết quả môn Toán, Khoa học và Đọc hiểu của học sinh Đức sụt giảm so với những lần kiểm tra trước đó.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng thành tích học tập tại Đức gắn liền với nền tảng kinh tế xã hội, không phải trường học. Theo chuyên gia giáo dục và bất bình đẳng xã hội Marcel Helbig, Viện Quỹ đạo Giáo dục Leibniz, xu hướng phụ huynh gửi con vào trường tư chủ yếu xuất hiện ở thành thị, khu vực có đông tầng lớp trung lưu, thượng lưu còn ở các vùng nông thôn, trẻ em vẫn học công lập.

“Vấn đề không nằm ở trường tư mà do cấu trúc của hệ thống trường học. Giáo dục công lập được miễn phí nhưng giáo dục tư thục được chính quyền địa phương, khu vực tư nhân tài trợ. Vì vậy, hệ thống giáo dục Đức nhìn chung cần được cải thiện”. chuyên gia Stephan Koppe cho biết.

Giáo dục công lập tại Đức là miễn phí, từ mẫu giáo đến đại học. Còn tại trường tư nơi Luisa cho con cái theo học, học phí hàng tháng dao động từ 180 - 360 euro. Các trường tư thường được quản lý bởi nhà thờ, tổ chức phúc lợi xã hội, hiệp hội hoặc cá nhân. 

Theo Tú Anh/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/nguoi-duc-ngay-cang-khong-hai-long-ve-chat-luong-giao-duc-cong-lap-post666379.html


  • Từ khóa

Giáo viên về hưu và sinh viên dạy thêm có phải theo thông tư 29?

Những thay đổi về dạy thêm có hiệu lực từ 14-2 sẽ chỉ điều chỉnh với giáo viên hay với cả giáo viên nghỉ hưu, sinh viên dạy kèm?
15:30 - 13/02/2025
100 lượt xem

Thông tư về dạy thêm, học thêm có hiệu lực: Vai trò quan trọng của hiệu trưởng

Từ ngày mai, 14-2, thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Có thể thấy, để thông tư đi vào cuộc sống cần sự vào cuộc quyết liệt của...
11:20 - 13/02/2025
211 lượt xem

Đại học Tokyo: Sinh viên nghèo được giảm học phí

Đại học Tokyo sẽ giảm 25% học phí cho những sinh viên đủ điều kiện nhập học vào tháng 4 năm nay.
10:10 - 13/02/2025
221 lượt xem

Nhà nước nên cấp ngân sách cho giáo viên dạy ngoài giờ

Ý kiến của chuyên gia giáo dục cho rằng không thu tiền của học sinh khi dạy thêm trong nhà trường là đúng nhưng ngân sách cần cân đối để chi trả thù lao...
06:57 - 13/02/2025
298 lượt xem

Nhiều đại học không xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ của Việt Nam

Với ngoại ngữ, nhiều trường đại học chỉ chấp nhận chứng chỉ quốc tế khi xét tuyển. Chứng chỉ VSTEP của Việt Nam không được chấp nhận.
19:14 - 12/02/2025
586 lượt xem