11
/
61207
Trầm cảm gia tăng do áp lực học tập, thi cử
tram-cam-gia-tang-do-ap-luc-hoc-tap-thi-cu
news

Trầm cảm gia tăng do áp lực học tập, thi cử

Thứ 6, 18/05/2018 | 07:26:39
554 lượt xem

 Lại vừa xảy ra vụ một học sinh ở tỉnh Quảng Bình tự tử sau khi bị mẹ la mắng bởi kết quả học tập không tốt.

Cái chết thương tâm này như hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng học sinh, giáo viên mắc các bệnh trầm cảm trước áp thực thành tích của ngành Giáo dục, gia đình và bản thân các em cũng tự gây áp lực cho mình khi đặt ra mục tiêu quá cao.

tram cam gia tang do ap luc hoc tap thi cu hinh 1

Học sinh lo lắng trước áp lực học tập, thi cử

Hiện nay, việc vui chơi, giải trí đối với học sinh là điều xa lạ. Em Phạm Thị Ngọc Hiếu, học sinh lớp 12/ 5 trường THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng tâm sự, hàng ngày lịch học của em dày kín từ sáng đến khuya.

Sáng học ở trường, trưa về ăn vội miếng cơm rồi lại đạp xe đi học thêm đến 21h30 về nhà, ăn uống, tắm giặt xong khoảng 22h30 lại ngồi vào học đến nửa đêm.

Có hôm, Hiếu học đến 1, 2 giờ sáng mới đi ngủ, đến 4, 5 giờ sáng lại dậy ôn bài. Phạm Thị Ngọc Hiếu cho biết, trong lớp học thêm có nhiều bạn bị ngất xỉu vì ăn uống, ngủ nghỉ không đủ giấc.

Lo lắng về điểm số, thi cử ngày càng cao lại thêm áp lực từ thầy, cô giáo và cả cha mẹ khiến nhiều học sinh bị sang chấn tâm lý. Đã xảy ra không ít chuyện đau lòng trong thời gian gần đây khiến nhiều người giật mình.

Mới đây, một nữ sinh lớp 8 ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nhảy sông tự tử sau khi bị mẹ mắng vì không làm hết bài thi. Hay như trường hợp 1 học sinh trường chuyên Nguyễn Khuyến Đà Nẵng học rất giỏi và ngoan ngoãn nhưng vì bị bố mẹ thường xuyên giám sát, thúc ép việc học nên em bị trầm cảm nặng, phải vào Bệnh viện tâm thần cấp cứu.

Sau thời gian điều trị và được các bác sỹ tư vấn, sức khỏe của em này dần ổn định. Những tưởng, sau vụ việc ấy bố mẹ em sẽ rút ra được bài học bổ ích trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái. Thế mà, khi thấy con trở lại bình thường, họ tiếp tục quản thúc việc học của con, khiến bệnh của em tái phát nặng hơn…

Bác sỹ Trần Thị Hải Vân, Trưởng Khoa Tâm thần trẻ em Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng chia sẻ, phần nhiều học sinh, sinh viên bị trầm cảm, rối loạn lo âu đều học rất giỏi. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị áp lực, có thể từ học đường, ngoài xã hội, môi trường xung quanh và bạn bè... Tất cả những yếu tố đó tác động đến trẻ gây sang chấn về tâm lý.

Theo bác sĩ Vân, nếu như học trò chịu áp lực về điểm số, sự kỳ vọng quá mức của cha mẹ thì giáo viên lại phải chịu sức ép từ bệnh thành tích trong nhà trường. Một khi áp lực kéo dài và dồn nén không giải quyết được dễ dẫn tới bệnh trầm cảm.

Bác sĩ Trần Thị Hải Vân giải thích: “Có nhiều bạn trẻ, sinh viên nhập viện với chẩn đoán rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu. Nếu cha mẹ thấy con có những biểu hiện như hay than mệt mỏi, không tập trung học hành, chán nản, bi quan, chất lượng học tập giảm sút rõ rệt hay là cảm thấy bồn chồn, lo âu, đứng ngồi không yên thì nên định hướng cho con mình ngay; phải gần gũi, động viên chứ đừng gây thêm áp lực là khiến em căng thẳng hơn”.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng thừa nhận, hiện học sinh và cả đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên các trường đều ở trạng thái căng thẳng.

Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố đã  phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng  tổ chức tư vấn chăm sóc sức khỏe tâm lý học đường cho học sinh 5 trường THPT trên địa bàn thành phố. Các em được trang bị các kỹ năng sống, tự giải quyết vấn đề và tự lựa chọn phương án giải quyết vấn đề.

Cùng với đó, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố cũng thực hiện nhiều biện pháp giảm áp lực đối với học sinh, giáo viên.

Theo ông Nguyễn Đình Vĩnh, ngành Giáo dục đã giảm tải các kỳ thi và tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động trong các Câu lạc bộ mà các em ưa thích.

“Chúng tôi không đưa vào nhà trường các kỳ thi không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Thành phố chỉ đạo. Chuyển các cuộc thi liên quan đến ngoại ngữ, các hoạt động về kỹ thuật, tổ chức các câu lạc bộ dưới hình thức học sinh đăng ký tự nguyện tham gia, không tạo ra không khí căng thẳng. Trong một số hoạt động, ngành đẩy mạnh theo hướng tự chọn”, ông Vính nói.

Trầm cảm gia tăng do áp lực học tập, thi cử là thực tế đáng lo ngại.Vì thế, nhà trường, gia đình và bản thân mỗi học sinh cần  trang bị cho mình kỹ năng  vượt qua áp lực./.

Theo VOV

  • Từ khóa

Làm sao khai thác thế mạnh của sổ liên lạc điện tử?

Có nhiều tiện ích nhưng việc sử dụng sổ liên lạc điện tử tại nhà trường thời gian qua lại không đồng nhất, gây ra một số ý kiến trái chiều.
10:30 - 05/02/2025
90 lượt xem

Ông Trump thất vọng vì giáo dục Mỹ xếp chót bảng, sẽ đóng cửa Bộ Giáo dục?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4-2 tuyên bố mong muốn có thể đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ bằng một sắc lệnh hành pháp, để các bang tự quản các trường học.
08:39 - 05/02/2025
134 lượt xem

Năm 2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự AI tăng cao

Dự báo nhu cầu tuyển dụng năm 2025 cho thấy thị trường lao động có những biến chuyển lớn khi nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nhân sự có kỹ năng sử...
07:21 - 05/02/2025
158 lượt xem

Ưu tiên ổn định nền nếp học tập đầu Xuân

Ngày 3/2, phần lớn học sinh cả nước đã quay trở lại trường học sau Tết Nguyên đán.
17:21 - 04/02/2025
502 lượt xem

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH...
15:37 - 04/02/2025
538 lượt xem