16
/
162860
Có cần thiết thành lập thêm các tòa án sơ thẩm chuyên biệt?
co-can-thiet-thanh-lap-them-cac-toa-an-so-tham-chuyen-biet
news

Có cần thiết thành lập thêm các tòa án sơ thẩm chuyên biệt?

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:50:00
2,163 lượt xem

Một số chuyên gia pháp lý quan tâm đến việc thành lập các tòa án sơ thẩm chuyên biệt để giải quyết vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ, phá sản, thương mại quốc tế vì các trường hợp này thường xảy ra rất ít.

Bà Ung Thị Xuân Hương - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - cho rằng cần xem xét mức độ cần thiết thành lập tòa án sơ thẩm chuyên biệt - Ảnh: KHẮC HIẾU

Bà Ung Thị Xuân Hương - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - cho rằng cần xem xét mức độ cần thiết thành lập tòa án sơ thẩm chuyên biệt - Ảnh: KHẮC HIẾU

Chiều 15-4, hội thảo góp ý dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức đã nêu lên một số ý kiến tham luận, nhằm hoàn thiện về các quy định liên quan ngành tòa án.

Thành lập tòa án chuyên biệt khi đã có tòa chuyên trách?

Tại hội thảo, bà Ung Thị Xuân Hương - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - chỉ ra tại điều 4 dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân có đề cập đến một số tòa án sơ thẩm chuyên biệt nhằm xử lý các vụ việc có nội dung liên quan.

Theo đó, hệ thống tổ chức tòa án này bao gồm: Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt hành chính; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt sở hữu trí tuệ và Tòa án nhân dân chuyên biệt phá sản.

Tuy nhiên, bà Hương cho rằng cần cân nhắc về việc thành lập các tòa án sơ thẩm chuyên biệt và phải làm rõ cơ cấu, tổ chức của các hệ thống tòa án này. 

Đồng thời, số lượng trường hợp, vụ việc xảy ra theo các lĩnh vực chuyên biệt liên quan hiện rất ít, dù đó là các thành phố lớn.

"Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có các tòa chuyên trách, liệu có cần thiết phải thành lập thêm tòa án chuyên biệt? Hai hệ thống tòa án này khác nhau như thế nào?", bà Hương đặt câu hỏi.

Ngoài ra, bà Ung Thị Xuân Hương nêu quan điểm khi thành lập các hệ thống tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, sẽ kéo theo việc thành lập các cơ quan tố tụng tương ứng. Điều này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Luật sư Trương Thị Hòa nhấn mạnh cần quy định đương sự không được sử dụng băng ghi âm, ghi hình lén để làm cơ sở vật chứng tố cáo - Ảnh: KHẮC HIẾU

Luật sư Trương Thị Hòa nhấn mạnh cần quy định đương sự không được sử dụng băng ghi âm, ghi hình lén để làm cơ sở vật chứng tố cáo - Ảnh: KHẮC HIẾU

Không dùng băng ghi âm lén làm vật chứng tố cáo

Tại hội thảo, luật sư Trương Thị Hòa dành sự quan tâm đến điều 141 dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân quy định về việc tham dự phiên tòa. Bà Hòa cho rằng cần làm rõ việc người dưới 16 tuổi có được vào phạm vi trụ sở tòa án hay không. Hiện nay, một số bảo vệ tòa án không cho người dưới 16 tuổi vào.

"Có những đứa trẻ dưới 16 tuổi được cha mẹ dẫn theo vào tòa vì hoàn cảnh gia đình, không để con ở ngoài được. Nếu bắt trẻ ở ngoài tòa thì trường hợp này cần phải xem xét", bà Hòa nêu quan điểm.

Góp ý thêm tại khoản 3, điều 141 dự án luật này, luật sư Hòa đồng tình với nội dung ghi âm, ghi hình phải được hội đồng xét xử cho phép. Tuy nhiên, hiện có một số trường hợp đương sự ghi âm, ghi hình lén và sử dụng đó làm cơ sở khiếu nại, tố cáo.

Bà Hòa nhấn mạnh cần quy định rằng băng ghi âm, ghi hình lén không được làm cơ sở vật chứng tố cáo vì được thực hiện bởi hành vi vi phạm pháp luật.

Liên quan đến khoản 3, điều 11 dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân về việc thanh tra thẩm phán, luật sư Hòa bày tỏ quan điểm đồng tình với việc không điều tra, thanh tra với thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án, trừ trường hợp có căn cứ xác định thẩm phán vi phạm pháp luật hình sự trong giải quyết vụ việc.

"Điều này góp phần bảo vệ chức danh thẩm phán vì đây là chức danh cao quý. Cho nên việc tôn trọng chức danh cũng như người đảm nhận rất quan trọng, giúp người thẩm phán thêm mạnh dạn trong việc xét xử", luật sư Hòa nhấn mạnh.

Tòa án được quyền hủy bỏ văn bản dưới luật trái pháp luật

Bà Ung Thị Xuân Hương - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - cho biết điểm d, khoản 2, điều 3 dự án luật quy định tòa án có quyền phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử theo quy định của luật.

Tuy nhiên, hiện quy trình kiểm tra văn bản thực hiện tương đối khép kín trong nội bộ cơ quan hành pháp, chưa có sự kiểm soát từ cơ quan tư pháp. Theo bà Hương, dự thảo nên bổ sung việc tòa án có thẩm quyền hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật.

Cụ thể, đối với văn bản luật, nghị quyết Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tòa án chỉ phát hiện, kiến nghị. Các văn bản dưới luật của các bộ ngành nếu trái luật, ảnh hưởng quyền lợi người dân thì tòa án cần xem xét hủy bỏ.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/co-can-thiet-thanh-lap-them-cac-toa-an-so-tham-chuyen-biet-20240415160933804.htm 

  • Từ khóa

Bắt nhóm thanh thiếu niên cầm dao chạy trên quốc lộ 'thấy ai chém đó'

Nhóm thanh thiếu niên "nổi hứng" mang theo dao, chai bia… chạy xe trên quốc lộ với mục đích thấy ai đánh đó. Nhóm vô cơ chém người và bị...
15:46 - 06/02/2025
290 lượt xem

Xử phạt phó công an phường đầu trần lái xe máy chở vợ ở Hà Nội

Công an phường Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội) đã xử phạt hành vi chạy xe máy và chở người ngồi phía sau không đội mũ bảo hiểm đối với ông N.P.H. - phó...
14:25 - 06/02/2025
314 lượt xem

Vụ hai tờ vé số trúng độc đắc bị rách: Có cách để trả thưởng cho người trúng

Luật sư cho biết việc hai tờ vé số bị rách nát là tai nạn chứ không phải là sự gian lận để từ chối trả thưởng.
14:00 - 06/02/2025
323 lượt xem

Khởi tố, tạm giam một số cán bộ thuộc Sở Y tế Hà Nội về tội nhận hối lộ

Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện hành vi môi giới hối lộ, nhận hối lộ trong cấp Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, Giấy đủ điều...
07:45 - 06/02/2025
462 lượt xem

Chuyển biến sau nghị định 168, người dân chấp hành nghiêm ngay cả khi không có cảnh sát giao thông

Người phát ngôn Bộ Công an đánh giá sau hơn một tháng thực hiện nghị định 168, ý thức và hành vi của người tham gia giao thông đã chuyển biến tích cực,...
07:41 - 06/02/2025
483 lượt xem