190
/
173745
Rửa mặt nhiều có tốt?
rua-mat-nhieu-co-tot
news

Rửa mặt nhiều có tốt?

Chủ nhật, 15/12/2024 | 07:49:20
2,173 lượt xem

Rửa mặt là bước thiết yếu trong chăm sóc da, nhưng lạm dụng việc làm này có thể phản tác dụng.

Nhiều người lầm tưởng rằng rửa mặt thường xuyên giúp da sạch. Tuy nhiên, rửa mặt quá nhiều làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, khiến da khô, kích ứng, thậm chí nổi mụn, theo trang sức khỏe Onlymyhealth (Ấn Độ).

Bà Vidushi Jain, bác sĩ da liễu làm việc tại Ấn Độ, đã chia sẻ một số tác hại khi rửa mặt quá nhiều.

rửa mặt

Rửa mặt là bước thiết yếu trong chăm sóc da, nhưng lạm dụng việc làm này có thể phản tác dụng. Ảnh: AI

Loại bỏ dầu tự nhiên của da

Rửa mặt quá thường xuyên có thể gây hại cho làn da của chúng ta. Khi rửa mặt, lớp dầu tự nhiên bảo vệ da (gọi là bã nhờn) sẽ bị loại bỏ. Lớp dầu này rất quan trọng, giúp giữ ẩm cho da và ngăn ngừa các tác hại từ môi trường.

Theo tạp chí Research Publication and Review, việc sử dụng sữa rửa mặt quá nhiều có thể loại bỏ dầu tự nhiên của da, khiến da trở nên khô, dễ bị kích ứng và thậm chí tiết dầu nhiều hơn.

Khô và bong tróc

Theo bà Jain, khi chúng ta rửa mặt thường xuyên, lớp dầu tự nhiên bảo vệ da bị loại bỏ, khiến da mất đi độ ẩm cần thiết. Điều này làm cho da trở nên khô ráp, thậm chí nứt nẻ, gây cảm giác khó chịu.

Hơn nữa, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khiến da dễ bị kích ứng và các vấn đề khác.

Hàng rào bảo vệ da bị tổn thương

Làn da của bạn có một hàng rào bảo vệ tự nhiên, giúp bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại như vi khuẩn, chất ô nhiễm và chất gây dị ứng.

Hàng rào này được tạo thành từ sự kết hợp của dầu và protein tự nhiên, giúp giữ ẩm và ngăn chặn các chất có hại. Khi bạn rửa mặt quá nhiều, bạn sẽ làm suy yếu lớp bảo vệ này, khiến da dễ bị tổn, nhạy cảm, đỏ và ngứa hơn.

Rửa mặt nhiều có tốt?- Ảnh 2.

Rửa mặt quá thường xuyên có thể khiến da nổi mụn. Ảnh: AI

Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức

Khi da bị mất đi lớp dầu tự nhiên do rửa mặt quá thường xuyên, cơ thể sẽ tự động tăng cường sản xuất dầu để bù đắp. Điều này dẫn đến tình trạng da tiết dầu quá mức.

Mặc dù đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để giữ ẩm cho da, nhưng lượng dầu thừa này có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Hậu quả là da dễ bị nổi mụn.

Da dễ bị đỏ và kích ứng

Khi da bị rửa quá thường xuyên, lớp màng bảo vệ tự nhiên của da bị suy yếu, dẫn đến tình trạng da dễ bị kích ứng và nhạy cảm hơn.

Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, sản phẩm chăm sóc da, hoặc thậm chí là các cử động trên khuôn mặt cũng có thể khiến da bị đỏ và khó chịu.

Đặc biệt, nếu bạn sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa cồn, hương liệu hoặc axit, tình trạng kích ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách rửa mặt đúng

Theo Hiệp hội Da liễu Mỹ (AAD), bạn nên rửa mặt một lần vào buổi sáng, một lần trước khi đi ngủ và sau khi đổ mồ hôi nhiều.

Bên cạnh đó, theo bà Jain cũng khuyên nên lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa hóa chất mạnh hay hương liệu, phù hợp với từng loại da như da dầu, da khô hoặc da nhạy cảm.

Theo Nguyễn Vy/Thanh niên

https://thanhnien.vn/rua-mat-nhieu-co-tot-185241214183638531.htm

  • Từ khóa

Ca mắc cúm vẫn tăng, làm gì phòng ngừa khi thời tiết nồm ẩm?

Thời tiết nồm ẩm càng là yếu tố thuận lợi cho virus cúm phát triển. Tại nhiều cơ sở y tế, số ca mắc cúm nhập viện tiếp tục gia tăng và có không ít ca vào...
15:59 - 13/02/2025
275 lượt xem

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc cúm mùa

Tỷ lệ tiêm phòng cúm trong dân tại Việt Nam thấp, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai; thời tiết đông xuân nồm ẩm... là...
14:14 - 13/02/2025
322 lượt xem

Mỹ: Phát triển "bom thông minh" triệt tiêu ung thư di căn

"Bom thông minh" dễ dàng tìm đến các tế bào ung thư hung hãn rồi tiêu diệt chúng khi được kích hoạt bằng ánh sáng.
11:41 - 13/02/2025
373 lượt xem

4 điều cần tránh khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn là lựa chọn tiện lợi giúp giảm nhanh các cơn đau nhẹ đến trung bình, chẳng hạn như đau đầu, đau cơ, sốt và viêm. Tuy nhiên,...
10:35 - 13/02/2025
387 lượt xem

Kháng sinh không có tác dụng với vi rút cúm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng sinh không có tác dụng với các bệnh do vi rút gây ra, như bệnh cúm.
08:25 - 13/02/2025
439 lượt xem