190
/
176126
Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ
mot-thoi-quen-sau-khi-an-co-the-giup-ngan-ngua-dot-quy
news

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ

Thứ 2, 10/02/2025 | 14:30:00
356 lượt xem

Nghiên cứu mới vừa được trình bày tại Hội nghị Đột quỵ Quốc tế của Tổ chức về Đột quỵ Mỹ đã chỉ ra một thói quen thường được thực hiện sau khi ăn có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Các thói quen sống giúp ngăn ngừa đột quỵ bao gồm tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, hạn chế rượu và thịt đỏ, ngủ đủ giấc, kiểm soát huyết áp và mức cholesterol.

Nhưng có một thói quen cũng quan trọng không kém lại thường bị bỏ qua là chăm sóc răng miệng. Nghiên cứu mới cho thấy một số thói quen vệ sinh răng miệng có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo tờ Daily Mail.

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ- Ảnh 1.

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên giúp giảm 22% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và giảm đến 44% nguy cơ đột quỵ do tắc mạch tim ẢNH MINH HỌA: AI

Các nhà khoa học tại Đại học Nam Carolina (Mỹ) muốn tìm hiểu xem trong các thói quen vệ sinh răng miệng (xỉa răng bằng chỉ nha khoa, đánh răng hoặc đi khám răng) thì thói quen nào có tác động đáng kể hơn đến sức khỏe tim mạch.

Tác giả chính, tiến sĩ Souvik Sen, cho biết: Báo cáo sức khỏe toàn cầu gần đây cho thấy các bệnh về răng miệng - như sâu răng và bệnh nướu răng không được điều trị - đã ảnh hưởng đến 3,5 tỉ người vào năm 2022, khiến chúng trở thành những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất. Vì vậy, chúng tôi muốn xác định hành vi vệ sinh răng miệng nào - xỉa răng bằng chỉ nha khoa, đánh răng hoặc đi khám nha sĩ thường xuyên - có tác động lớn nhất đến việc phòng ngừa đột quỵ.

Các tác giả đã phân tích hành vi vệ sinh răng miệng của hơn 6.000 người tham gia.

Trong thời gian theo dõi suốt 25 năm, có 4.092 người bị không bị đột quỵ và 4.050 người không mắc nhịp tim không đều.

Ngạc nhiên thói quen dùng chỉ nha khoa có thể giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả

Điều đáng ngạc nhiên là tất cả những người không mắc bệnh này đều có cùng điểm chung là thường xuyên dùng chỉ nha khoa.

Kết quả đã phát hiện dùng chỉ nha khoa thường xuyên giúp giảm 22% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ (khi dòng máu lên não bị cắt đứt), giảm 44% nguy cơ đột quỵ do tắc mạch tim (khi cục máu đông hình thành trong tim) và giảm 12% nguy cơ bị nhịp tim không đều, theo Daily Mail.

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ- Ảnh 2.

Cần tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, hạn chế rượu và thịt đỏ, ngủ đủ giấc, kiểm soát huyết áp và mức cholesterol ẢNH MINH HỌA: AI

Theo các phát hiện, không dùng chỉ nha khoa có thể góp phần gây tích tụ vi khuẩn và tình trạng viêm trong và xung quanh nướu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tiến sĩ Sen giải thích: Dùng chỉ nha khoa có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách giảm nhiễm trùng và viêm ở miệng, đồng thời khuyến khích các thói quen lành mạnh khác. Dùng chỉ nha khoa là một thói quen lành mạnh, dễ thực hiện, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận ở mọi nơi.

Đánh răng hay dùng chỉ nha khoa?

Các chuyên gia cho biết: Khi đánh răng, bạn chỉ làm sạch một số bề mặt nhất định của răng. Trong khi đó, dùng chỉ nha khoa có thể len lỏi vào những kẽ hở mà bàn chải không thể chạm tới - dưới nướu và giữa các răng - để loại bỏ vi khuẩn một cách cơ học.

Phòng khám Cleveland (Mỹ) cho biết nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu vi khuẩn trong miệng gây ra bệnh nướu răng xâm nhập vào máu, chúng có thể khiến nồng độ protein phản ứng C tăng lên. Sự gia tăng này có thể chỉ ra tình trạng viêm trong mạch máu và cuối cùng là báo hiệu nguy cơ đột quỵ và bệnh tim tăng lên, theo Daily Mail.

Theo Thiên Lan/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/mot-thoi-quen-sau-khi-an-co-the-giup-ngan-ngua-dot-quy-18525020508371213.htm 

  • Từ khóa

Thực hư danh sách tác dụng phụ ghê gớm của vắc xin COVID-19 của Pfizer

Thông tin Pfizer vừa công bố danh sách tác dụng phụ vắc xin COVID-19 đang được lan truyền rộng rãi và gây lo lắng trong cộng đồng, nhưng thực hư ra...
16:01 - 10/02/2025
295 lượt xem

Giấc mơ tiết lộ dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Alzheimer

Nghiên cứu mới cho thấy thời điểm của giấc ngủ REM có thể là chìa khóa để hiểu sự suy giảm nhận thức và phòng ngừa bệnh Alzheimer, theo Rolling Out.
11:59 - 10/02/2025
413 lượt xem

Bộ Y tế: Giám sát dịch cúm, cung ứng kịp thời thuốc điều trị

Cục Quản lý dược đề nghị sở y tế các tỉnh, thành theo dõi sát tình hình dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm; các bệnh viện đảm bảo cung ứng...
11:40 - 10/02/2025
418 lượt xem

Thực hư thuốc Tamiflu chống cúm ‘khan hàng’, loạn giá

Thời gian gần đây số ca mắc cúm A gia tăng khiến thị trường thuốc Tamiflu - thuốc kháng vi rút có tác dụng điều trị cúm A - cũng “nhảy múa”, giá thuốc có...
07:58 - 10/02/2025
506 lượt xem

Cách phòng cúm hiệu quả cho trẻ tại nhà đơn giản

Cúm là bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm. Dưới đây là các cách phòng bệnh tại nhà hiệu quả đối với trẻ em.
07:48 - 09/02/2025
1,066 lượt xem