190
/
176133
Thực hư danh sách tác dụng phụ ghê gớm của vắc xin COVID-19 của Pfizer
thuc-hu-danh-sach-tac-dung-phu-ghe-gom-cua-vac-xin-covid-19-cua-pfizer
news

Thực hư danh sách tác dụng phụ ghê gớm của vắc xin COVID-19 của Pfizer

Thứ 2, 10/02/2025 | 16:01:00
304 lượt xem

Thông tin Pfizer vừa công bố danh sách tác dụng phụ vắc xin COVID-19 đang được lan truyền rộng rãi và gây lo lắng trong cộng đồng, nhưng thực hư ra sao?

Thực hư danh sách tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 của Pfizer - Ảnh 1.

Thuốc Paxlovid dùng trong điều trị COVID-19 của Pfizer - Ảnh: REUTERS

Đầu năm 2025, trên mạng xã hội Việt Nam liên tục xuất hiện những thông tin cho rằng Hãng dược Pfizer của Mỹ vừa công bố danh sách các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 của hãng.

Những bài đăng này liệt kê khoảng 40 - 50 bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm ngừng tim, suy tim, bại liệt mặt, động kinh, thậm chí là tử vong đột ngột. Tuy nhiên, thông tin này là không chính xác và rất dễ gây hiểu lầm, hoang mang trong cộng đồng.

Trước hết, danh sách các tác dụng phụ của vắc xin hãng này không phải xuất hiện lần đầu, và cũng không phải do Pfizer "vừa công bố" như các bài đăng tuyên bố.

Một danh sách tương tự đã xuất hiện từ năm 2023 trong bài viết của báo Argentina El Cronista, trích dẫn một bài báo năm 2022 của The South African. 

Các bài báo này cáo buộc rằng Pfizer đã cung cấp danh sách hơn 1.200 tác dụng phụ tiềm năng cho Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).

Tuy nhiên, Hãng tin Reuters vào năm 2022 và Hãng thông tấn AFP vào năm 2023 đã có những bài báo bác bỏ cáo buộc này, khẳng định rằng danh sách trên không phải là bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa vắc xin và các vấn đề y tế được liệt kê.

Thực tế, danh sách này xuất phát từ một tài liệu của Pfizer gửi đến FDA vào năm 2021 trong quá trình xin cấp phép chính thức cho vắc xin lưu hành trên thị trường.

Trong đó, tài liệu này đã liệt kê các "biến cố bất lợi đặc biệt quan tâm" (Adverse Events of Special Interest - AESI), tức là các vấn đề sức khỏe được theo dõi kỹ lưỡng sau khi tiêm vắc xin, do chúng có thể liên quan đến quá trình tiêm chủng.

Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ đơn thuần là các báo cáo được ghi nhận từ hệ thống theo dõi y tế tại 63 quốc gia, bao gồm cả Mỹ và Anh, chứ không có nghĩa là vắc xin đã gây ra các tình trạng bệnh như trên.

Theo Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), một "biến cố bất lợi" chỉ đơn giản là bất kỳ vấn đề sức khỏe nào xảy ra sau khi sử dụng thuốc, nhưng không nhất thiết phải do thuốc gây ra.

Như vậy, tuyên bố Pfizer mới công bố danh sách các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 là không đúng sự thật. Danh sách này đã được công khai từ năm 2021 và chỉ bao gồm các biến cố bất lợi được báo cáo, không phải là tác dụng phụ được xác nhận của vắc xin.

Việc hiểu đúng về nguồn gốc và ý nghĩa của những báo cáo này sẽ giúp tránh hiểu lầm và đảm bảo tiếp cận thông tin một cách khách quan hơn, tránh gây những hoang mang không cần thiết trong cộng đồng.

Theo Hà Đào/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/thuc-hu-danh-sach-tac-dung-phu-ghe-gom-cua-vac-xin-covid-19-cua-pfizer-2025021011584496.htm 

  • Từ khóa

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ

Nghiên cứu mới vừa được trình bày tại Hội nghị Đột quỵ Quốc tế của Tổ chức về Đột quỵ Mỹ đã chỉ ra một thói quen thường được thực hiện sau khi ăn có thể...
14:30 - 10/02/2025
362 lượt xem

Giấc mơ tiết lộ dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Alzheimer

Nghiên cứu mới cho thấy thời điểm của giấc ngủ REM có thể là chìa khóa để hiểu sự suy giảm nhận thức và phòng ngừa bệnh Alzheimer, theo Rolling Out.
11:59 - 10/02/2025
421 lượt xem

Bộ Y tế: Giám sát dịch cúm, cung ứng kịp thời thuốc điều trị

Cục Quản lý dược đề nghị sở y tế các tỉnh, thành theo dõi sát tình hình dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm; các bệnh viện đảm bảo cung ứng...
11:40 - 10/02/2025
429 lượt xem

Thực hư thuốc Tamiflu chống cúm ‘khan hàng’, loạn giá

Thời gian gần đây số ca mắc cúm A gia tăng khiến thị trường thuốc Tamiflu - thuốc kháng vi rút có tác dụng điều trị cúm A - cũng “nhảy múa”, giá thuốc có...
07:58 - 10/02/2025
517 lượt xem

Cách phòng cúm hiệu quả cho trẻ tại nhà đơn giản

Cúm là bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm. Dưới đây là các cách phòng bệnh tại nhà hiệu quả đối với trẻ em.
07:48 - 09/02/2025
1,074 lượt xem