190
/
178344
Bưởi rất tốt nhưng 'tối kỵ' với những người này
buoi-rat-tot-nhung-toi-ky-voi-nhung-nguoi-nay
news

Bưởi rất tốt nhưng 'tối kỵ' với những người này

Thứ 2, 31/03/2025 | 14:54:00
978 lượt xem

Bưởi và nước ép bưởi có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng chứa vitamin C và kali, các chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là bưởi và nước ép bưởi có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc và tương tác này thực sự đáng quan tâm.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã yêu cầu một số loại thuốc uống chữa bệnh phải in lời cảnh báo không được uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi trong khi dùng thuốc, theo trang tin y khoa News Medical.

Bưởi rất tốt nhưng 'tối kỵ' với những người này - Ảnh 1.

Bưởi có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng nước ép bưởi có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc ẢNH MINH HỌA: AI

Vì vậy, bưởi trở nên "tối kỵ" đối với những người đang dùng các loại thuốc sau đây, vì có thể gây ra tương tác:

  • Thuốc statin để hạ cholesterol như Zocor (simvastatin) và Lipitor (atorvastatin).
  • Thuốc huyết áp như Procardia và Adalat CC (cả hai đều là nifedipine).
  • Thuốc thải ghép nội tạng, như Neoral và viên nang Sandimmune hoặc dung dịch uống (cả hai đều là cyclosporine).
  • Thuốc chống lo âu như BuSpar (buspirone).
  • Corticosteroid điều trị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng như Entocort EC và viên nén Uceris (cả hai đều là budesonide).
  • Thuốc điều trị nhịp tim bất thường như Pacerone và Cordarone (cả hai đều là amiodarone).
  • Thuốc kháng histamine như Allegra (fexofenadine).

Tùy vào từng người, từng loại thuốc và lượng bưởi hoặc nước ép bưởi tiêu thụ mà mức độ nghiêm trọng của tương tác có thể khác nhau.

Hãy hỏi bác sĩ để tìm hiểu các vấn đề sau:

  • Liệu loại thuốc của bạn có bị ảnh hưởng không?
  • Bạn có thể uống bao nhiêu nước ép bưởi, nếu được?
  • Ngoài bưởi ra, còn loại trái cây nào cũng có thể ảnh hưởng đến thuốc như nước ép bưởi?

Nước ép bưởi có thể gây tác hại cho thuốc như thế nào?

Bưởi rất tốt nhưng 'tối kỵ' với những người này - Ảnh 2.

Uống nhiều nước ép bưởi trong khi dùng thuốc statin để hạ cholesterol sẽ dẫn đến quá nhiều thuốc trong cơ thể, từ đó có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan và cơ, có thể dẫn đến suy thận ẢNH MINH HỌA: AI

Với hầu hết các loại thuốc, nước ép bưởi gây ra vấn đề theo cách "khiến lượng thuốc đi vào máu nhiều hơn", tiến sĩ Shiew Mei Huang, từ FDA cho biết: Quá nhiều thuốc vào máu sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ hơn.

Chẳng hạn, uống nhiều nước ép bưởi trong khi dùng thuốc statin để hạ cholesterol sẽ dẫn đến quá nhiều thuốc trong cơ thể, từ đó có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan và cơ, có thể dẫn đến suy thận.

Nhiều loại thuốc bị chuyển hóa nhờ enzyme CYP3A4 trong ruột non. Nước ép bưởi có thể ngăn chặn hoạt động của enzyme này, do đó, thay vì được chuyển hóa, sẽ có nhiều thuốc đi vào máu hơn và tồn tại trong cơ thể lâu hơn. Hậu quả là: quá nhiều thuốc trong cơ thể.

Lượng enzyme CYP3A4 trong ruột khác nhau ở từng người. Một số người có nhiều và những người khác chỉ có một ít. Vì vậy, nước ép bưởi có thể ảnh hưởng đến mỗi người mỗi khác, ngay cả khi dùng cùng một loại thuốc.

Tiến sĩ Huang cho biết: Ngược lại, nước ép bưởi cũng có thể làm giảm hiệu lực của thuốc như với Fexofenadine (tên thương mại là Allegra) - loại thuốc giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa, do làm cho lượng fexofenadine đi vào máu ít hơn. Fexofenadine cũng có thể mất hiệu lực nếu dùng với nước cam hoặc nước táo.

Nguyên nhân là do nước ép bưởi có thể ngăn chặn hoạt động của các chất vận chuyển thuốc, làm giảm lượng thuốc đi vào máu và có thể khiến thuốc mất tác dụng, tiến sĩ Huang giải thích, theo News Medical.

Theo Thiên Lan/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/buoi-rat-tot-nhung-toi-ky-voi-nhung-nguoi-nay-185250325084723674.htm 

  • Từ khóa

Phát hiện mới: Muốn ngừa ung thư, người lớn tuổi hãy đi bộ chừng này!

Ung thư là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, tin vui là các nhà khoa học vừa phát hiện cách có thể giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
17:07 - 01/04/2025
361 lượt xem

Viên trinh nữ hoàng cung bị cảnh báo quảng cáo ‘nổ’

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin Women Health có nội dung quảng cáo vi phạm...
14:30 - 01/04/2025
390 lượt xem

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng
11:45 - 01/04/2025
488 lượt xem

Tật nghiến răng có nguy hiểm?

Nghiến răng tuy không quá nguy hiểm và cần điều trị ngay lập tức như một số bệnh răng miệng cấp tính khác, nhưng về lâu dài bệnh có thể ảnh hưởng đến chất...
09:59 - 01/04/2025
518 lượt xem

Nếu có 4 điều sau, cơ thể bạn đang thực sự khỏe mạnh

Mọi người thường được khuyên hãy lắng nghe cơ thể. Điều này cần thiết vì khi có bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu, chẳng hạn rụng tóc hoặc đau nhức....
07:59 - 01/04/2025
548 lượt xem