205
/
178467
Thủ tướng: Phải tạo động lực cho người dân làm giàu chính đáng
thu-tuong-phai-tao-dong-luc-cho-nguoi-dan-lam-giau-chinh-dang
news

Thủ tướng: Phải tạo động lực cho người dân làm giàu chính đáng

Thứ 4, 02/04/2025 | 20:31:09
559 lượt xem

Thủ tướng nhấn mạnh rằng phải tin tưởng vào thành phần kinh tế tư nhân, đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho họ phát triển, khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng.

thủ tướng - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Chiều 2-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân - chủ trì phiên họp lần thứ hai.

Theo Thủ tướng, việc xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần nhìn nhận với không gian mở rộng. Đó là khu vực kinh tế tư nhân sẽ bao gồm cả hộ gia đình, hộ kinh doanh; tất cả các loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Giải phóng sức sản xuất của nền kinh tế

Vì vậy cần đột phá mạnh mẽ hơn nữa về kinh tế tư nhân gắn với tính khả thi, chính sách phải dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện, từ ngữ giản dị, hiệu quả. Từ đó tạo bước ngoặt để kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng vào thực hiện 2 mục tiêu phát triển 100 năm.

Trong đó ông nhấn mạnh tư tưởng giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân. Đề án phải kế thừa các nghị quyết của Đảng về kinh tế tư nhân và các nội dung khác có liên quan; tinh thần bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân để huy động mọi nguồn lực của tư nhân vào phát triển đất nước.

Với các nội dung cụ thể, Thủ tướng yêu cầu thống nhất nhận thức, vai trò của kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Đặt mục tiêu đóng góp của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế phải cao hơn. Ví dụ 5 năm tới, tỉ trọng đóng góp phải từ 55-60% hoặc trên 60% để xứng tầm, vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân.

Để thực hiện mục tiêu, cần bảo đảm quyền sở hữu tài sản; quyền tự do kinh doanh, mọi người dân được tự do kinh doanh với nhiều hình thức, phương pháp; có quyền tiếp cận bình đẳng tài nguyên, tài sản. Tăng cường nhận thức cho người dân, cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân.

Chuyển đổi trạng thái từ việc thụ động giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc sang trạng thái chủ động, tích cực, kinh tế tư nhân phục vụ lợi ích dân tộc.

Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thông thoáng. Không gây phiền hà, ách tắc cho người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ ở mức cao nhất.

Bảo đảm việc đăng ký thành lập doanh nghiệp phải đơn giản, có thời gian cụ thể. Ví dụ trong bao nhiêu giờ, ngày, phút… thủ tục được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng gắn với kiểm soát hiệu quả.

Tiến tới không khoán thuế, mà phải chuyển sang số hóa, tập trung chuyển đổi số để vừa giảm chi phí cho doanh nghiệp, chống tiêu cực, tham nhũng vặt.

Cần đa dạng hóa các nguồn lực, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, lựa chọn dễ dàng nhất việc kinh doanh.

Đẩy mạnh hợp tác công tư, xây dựng các mô hình hợp tác như “lãnh đạo công - quản trị tư”, “đầu tư công - quản lý tư”, “đầu tư tư - sử dụng công”; có giải pháp huy động nguồn lực tiền, vàng, USD trong dân.

Đặt niềm tin, hy vọng tạo động lực cho người dân làm giàu chính đáng

Do đó người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tài sản; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người dân. Các vấn đề kinh tế phải giải quyết bằng biện pháp kinh tế, không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế. Kiên quyết xử lý những doanh nghiệp, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật.

Ông nhấn mạnh phải tin tưởng vào thành phần kinh tế tư nhân, đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho họ phát triển, khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình, xã hội, đất nước; phát triển công nghiệp giải trí, văn hóa; khai thác các giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử.

Cùng với việc thúc đẩy các ngành kinh tế xanh, kinh tế số ở khu vực tư nhân, cần thực hiện quản trị thông minh trong khu vực tư. Phát triển hạ tầng số, công nghệ thông tin, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm; tăng năng suất lao động với doanh nghiệp tư nhân.

Huy động và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tư nhân vào các công trình trọng điểm quốc gia, tham gia ba đột phá chiến lược. Ví dụ, tư nhân tham gia phát triển công nghiệp đường sắt (làm đường ray, toa xe, phần mềm quản lý vận hành…); có cơ chế để tư nhân hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh.

Theo Ngọc An/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/thu-tuong-phai-tao-dong-luc-cho-nguoi-dan-lam-giau-chinh-dang-20250402193312431.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng: Thành lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Sáng 3.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận giải pháp sau khi Mỹ vừa...
14:35 - 03/04/2025
225 lượt xem

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone từ trần

Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân Việt Nam xin bày tỏ lòng...
11:17 - 03/04/2025
217 lượt xem

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử Cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước,...
11:12 - 03/04/2025
202 lượt xem

Ngày 3-4, Tổng Bí thư Tô Lâm viếng cố Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang Vientiane ngày 3-4 để viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào...
07:58 - 03/04/2025
277 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu

Tiếp Đại sứ Nga tại Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối...
20:37 - 02/04/2025
538 lượt xem