19
/
117867
5 di tích tháp Chăm ở Bình Định cần kinh phí để tu bổ, tôn tạo
5-di-tich-thap-cham-o-binh-dinh-can-kinh-phi-de-tu-bo-ton-tao
news

5 di tích tháp Chăm ở Bình Định cần kinh phí để tu bổ, tôn tạo

Thứ 6, 08/10/2021 | 16:22:37
2,518 lượt xem

Tỉnh Bình Định đề nghị Trung ương cấp kinh phí để tu bổ, tôn tạo di sản văn hóa cấp quốc gia đặc biệt tháp Chăm Dương Long và các tháp Bánh Ít, Thủ Thiện, Phú Lốc…

Ngày 8.10, UBND tỉnh Bình Định cho biết đã có văn bản đề nghị Bộ VH-TT-DL, Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí 344 tỉ đồng để thực hiện quy hoạch, bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia có giá trị tiêu biểu giai đoạn 2021 - 2025.

Nhiều di tích cần được tu bổ, tôn tạo

Trong đó, dự kiến kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cảnh quan, tu bổ, tôn tạo di tích tháp Chăm Dương Long (ở H.Tây Sơn) là 65 tỉ đồng. Tháp Dương Long được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 và được Henri Parmentier (nhà khảo cổ học người Pháp) đánh giá là một công trình kiến trúc - điêu khắc Chăm Pa hoành tráng và lộng lẫy ở vùng Đông Nam Á. Năm 2015, quần thể tháp Dương Long đã được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

Tháp Chăm Dương Long được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt XUÂN TUYẾN

Trưng bày nội thất, hiện vật Bảo tàng tỉnh Bình Định dự kiến 80 tỉ đồng. Hiện tỉnh Bình Định có chủ trương đầu tư xây dựng mới Bảo tàng Bình Định tại Khu vực Quảng trường Nguyễn Tất Thành (phía sau tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành, ở TP.Quy Nhơn).

Quy hoạch, đầu tư xây dựng Trung tâm võ thuật cổ truyền Bình Định (ở TP.Quy Nhơn) dự kiến kinh phí khoảng 60 tỉ đồng. Năm 2012, Bộ VH-TT-DL ghi danh Võ cổ truyền Bình Định là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện UBND tỉnh Bình Định đã giao Sở VH-TT tỉnh này phối hợp Cục Di sản Văn hóa và các ngành liên quan xây dựng hồ sơ khoa học để trình UNESCO công nhận Võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Biểu diễn võ cổ truyền Bình Định tại chùa Long Phước ĐÀO TIẾN ĐẠT

Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảnh quan, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cụm tháp Bánh Ít (H.Tuy Phước) cần 25 tỉ đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảnh quan, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tháp Thủ Thiện (H.Tây Sơn) dự kiến 15 tỉ đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảnh quan, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tháp Phú Lốc (TX.An Nhơn) dự kiến 20 tỉ đồng.

Tháp Bánh Ít TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

 Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảnh quan, tu bổ và tôn tạo Khu di tích mộ danh nhân nghệ thuật tuồng Đào Tấn (H.Tuy Phước) dự kiến 12 tỉ đồng.

Quy hoạch, đầu tư xây dựng, tu bổ và tôn tạo Khu di tích Thành Hoàng Đế - giai đoạn 2 ở TX.An Nhơn (xây dựng khu Đền thờ Thái Đức Nguyễn Nhạc) dự kiến kinh phí 40 tỉ đồng và một số di tích khác.

Nhiều di tích chưa phát huy được giá trị

Theo Sở VH-TT tỉnh Bình Định, trên địa bàn tỉnh này hiện có 133 di tích được xếp hạng, gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt, 34 di tích quốc gia, 97 di tích cấp tỉnh… Tuy nhiên, hầu hết là di tích ngoài trời, trải qua thời gian, cùng với nhiều biến động lịch sử, thiên tai nên nhiều di tích đã xuống cấp.

Hiện tỉnh Bình Định đang tập trung nguồn lực đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng du lịch, tôn tạo các di tích, lịch sử có trọng điểm nhằm khai thông và phát huy giá trị tiềm năng di sản văn hóa, du lịch các điểm đến, tạo điều kiện cơ sở cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu và đầu tư du lịch.

Biểu diễn võ cổ truyền tại tháp Bánh Ít để thu hút khách du lịch TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

Ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho rằng hệ thống di sản văn hóa, lịch sử, tài nguyên thắng cảnh du lịch của tỉnh này phong phú và đa dạng nhưng đầu tư khai thác, phát triển chưa tương xứng với ý nghĩa lịch sử, tiềm năng. Một trong những khó khăn, hạn chế nêu trên là do hệ thống các công trình di sản văn hóa và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đi cùng xuống cấp, thiếu nguồn vốn để đầu tư, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản.

UBND tỉnh Bình Định mong Bộ VH-TT-DL, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính xem xét đưa các danh mục di sản văn hóa tiêu biểu nêu trên vào kế hoạch bố trí kinh phí để thực hiện theo Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15.7 vừa qua.

Theo Hoàng Trọng/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/5-di-tich-thap-cham-o-binh-dinh-can-kinh-phi-de-tu-bo-ton-tao-post1388158.html

  • Từ khóa

Một thành phố ở Trung Quốc miễn visa khách du lịch Việt Nam từ 10/2

Tây Song Bản Nạp - thành phố du lịch nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chính thức áp dụng chính sách miễn thị thực cho khách du lịch theo đoàn từ Việt...
09:50 - 11/02/2025
50 lượt xem

Di chuyển các mô hình ma quỷ khỏi 'động Lục Đạo' ở chùa Ba Vàng

Chính quyền địa phương đã yêu cầu chùa Ba Vàng di chuyển các mô hình ma quỷ ra khỏi 'động Lục Đạo'.
08:20 - 11/02/2025
648 lượt xem

Đặc sắc Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2025

Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc ở Hải Dương năm 2025 diễn ra từ ngày 11 đến 20/2/2025. Lễ hội gắn với sự kiện kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn nên...
16:15 - 10/02/2025
464 lượt xem

Hội phết Hiền Quan không có cướp phết, nhiều người thất vọng

Dân gian có câu 'vui ra phết' chính là bắt nguồn từ lễ hội phết, nhưng Lễ hội phết Hiền Quan năm nay vắng vẻ, đìu hiu vì tiếp tục không có cướp phết.
14:55 - 10/02/2025
476 lượt xem

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng kỷ lục ngay tháng đầu năm 2025

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2025 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đây...
12:35 - 10/02/2025
515 lượt xem