19
/
136945
Mở kho đồ quý qua số hóa
mo-kho-do-quy-qua-so-hoa
news

Mở kho đồ quý qua số hóa

Thứ 6, 28/10/2022 | 10:06:00
2,133 lượt xem

Nhiều bảo vật quốc gia được mang ra số hóa để giới thiệu thay vì cất kín trong kho. Những thắng cảnh, bộ phim cũng được giới thiệu sau khi số hóa.

Coi tất cả là di sản

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã chạm số hóa từ rất lâu khi có nhiều đồ quý được số hóa, cũng như thực hiện nhiều trưng bày ảo. Đó là thông tin Th.S Nguyễn Văn Hà, Phó giám đốc Bảo tàng, cho biết tại Hội thảo Chuyển đổi số của ngành VH-TT-DL (tổ chức ngày 26.10 tại Hà Nội). Theo đó, từ 1997, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã nghiên cứu và xây dựng phần mềm quản lý hiện vật bảo tàng cũng như nhập liệu thông tin hiện vật. Một số sưu tập hiện vật từ thời kỳ đó còn được quản lý bằng phần mềm do Bảo tàng Nhiệt đới Hà Lan hỗ trợ. Với phần mềm có chức năng kết nối này, khi hiện vật bị thất lạc, thông tin của hiện vật sẽ được chuyển đến Interpol để truy tìm hiện vật.

Giới thiệu bảo vật quốc gia Cây đèn hình người quỳ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia 

Th.S Hà cũng cho biết bảo tàng đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D giới thiệu 3 trưng bày chuyên đề: Di sản văn hóa Phật giáo VN, Đèn cổ VN và Linh vật VN với công chúng. Sau đó, bảo tàng lại tiếp tục xây dựng trưng bày ảo 3D hệ thống trưng bày thường trực với các chủ đề: VN thời tiền sử, Văn hóa Đông Sơn, Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần, Văn hóa Óc Eo - Phù Nam. Chỉ nhấp chuột hoặc chạm màn hình điện thoại, khách có thể tham quan nhiều góc trưng bày, ngắm các bảo vật quốc gia, xem hoa văn trên từng hiện vật đó. “Đặc biệt, công chúng còn được tương tác, nghe các chuyên gia giới thiệu về điểm đặc sắc trong mỗi không gian trưng bày, hay những câu chuyện thú vị về hiện vật qua mục Tương tác với nhà sử học”, ông Hà cho biết.

Bảo tàng Mỹ thuật VN cũng "chuyển đổi số" trong thời gian vừa qua. Ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng, cho biết các hướng dẫn viên du lịch thường phản ánh họ thấy khó khăn khi tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật VN. Điều này một phần do hệ thống thông tin quá ít, phần khác là do sự khuyết kiến thức nền về nghệ thuật, dẫn đến tâm lý e ngại, không muốn đưa các đoàn khách du lịch đến bảo tàng. Khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật VN đa phần là khách lẻ, cũng là khách nước ngoài. Chính vì thế, ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA ra mắt 22.4 vừa qua giúp khách tiếp cận bảo tàng chủ động.

Với điện thoại hoặc máy tính bảng có kết nối internet và trả phí tải ứng dụng, khách tham quan có thể tự do khám phá 165 tác phẩm tiêu biểu trên hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Mỹ thuật VN trực tiếp và trực tuyến bất cứ khi nào, ở bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới. Thời lượng cho mỗi lần sử dụng iMuseum VFA lên đến 8 giờ, với 8 ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha và Ý. “Với ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA, Bảo tàng Mỹ thuật VN đã nhận được giải thưởng Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc do Bộ TT-TT trao tặng”, ông Minh cho biết.

Bảo vật quốc gia tác phẩm Hai thiếu nữ và em bé trên trang của Bảo tàng Mỹ thuật VN 

Quảng bá hình ảnh Việt Nam

Theo ông Phạm Văn Thủy, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, tổng cục đã hỗ trợ Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch đưa vào vận hành hệ thống vé điện tử. “Tổng cục Du lịch đang tiếp tục làm việc với Ban Quản lý đền Quán Thánh (Hà Nội) và một số khu, điểm du lịch khác để hỗ trợ áp dụng hệ thống vé điện tử này”, ông Thủy cho biết.

Bên cạnh đó, từ 2021, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Google triển khai dự án “Google Arts & Culture: Kỳ quan VN”, quảng bá các giá trị di sản vật thể và phi vật thể nổi bật nhất của VN như Sơn Đoòng, Hội An, Mỹ Sơn, di sản cung đình Huế… Nền tảng này được gọi vui là bảo tàng số lưu giữ và giới thiệu các giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử đặc sắc của các quốc gia trên thế giới.

Bà Huỳnh Phương Lan, Viện Bảo tồn di tích, cũng cho biết viện có mục tiêu rất cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2030. Đó là số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh cũng như 100% các di tích quốc gia và 100% các bảo vật quốc gia. Các danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cũng sẽ được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số. Viện số hóa ưu tiên theo nhu cầu sử dụng của xã hội với các di tích quốc gia và các hiện vật, nhóm hiện vật tại các bảo tàng, ban quản lý di tích. Viện cũng sẽ thúc đẩy để 100% người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.

Các di sản điện ảnh cũng được đưa vào số hóa. Theo Cục Điện ảnh, dự án Trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến được thực hiện thời gian tới sẽ số hóa các tác phẩm điện ảnh qua các thời kỳ bao gồm cả phim truyện, phim tài liệu, khoa học, hoạt hình...

Theo Trinh Nguyễn/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/mo-kho-do-quy-qua-so-hoa-post1515171.html

  • Từ khóa

Lãnh đạo bộ ngành, địa phương không dự lễ hội nếu không được phân công

Đó là yêu cầu được Thủ tướng đưa ra trong công điện về việc thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động sau Tết Ất Tỵ và Lễ hội...
10:48 - 04/02/2025
31 lượt xem

Hội thi vẽ trang trí trâu lễ hội Tịch Điền xuân Ất Tỵ

Ngày 3/2 (tức mồng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội...
10:42 - 04/02/2025
34 lượt xem

Tục lệ hay đầu năm: Nghênh xuân và khuyến khích nghề nông

Đầu xuân, vua nhà Nguyễn tiến hành các nghi lễ thể hiện sự khuyến khích, coi trọng nghề nông.
10:20 - 04/02/2025
40 lượt xem

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
481 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
501 lượt xem