19
/
145483
Làm gì để giữ các công trình thời Pháp còn sót lại?
lam-gi-de-giu-cac-cong-trinh-thoi-phap-con-sot-lai
news

Làm gì để giữ các công trình thời Pháp còn sót lại?

Thứ 2, 10/04/2023 | 08:35:00
2,131 lượt xem

Ngày 9.4, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao VN - Pháp (12.4.1973 - 12.4.2023), Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình talkshow Dấu ấn kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng.

Tại chương trình, TS-KTS Lê Minh Sơn (Trưởng bộ môn Kiến trúc, Khoa Kiến trúc, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng) cho biết hiện TP.Đà Nẵng còn lại khoảng 10 công trình giá trị thuộc 3 lối kiến trúc Pháp, tiêu biểu như Trường Ecole Franco - Annamite de Tourane (1890, nay là Trường Tiểu học Phù Đổng), Bảo tàng Điêu khắc Chăm (1919), Tòa Đốc lý (tại số 44 Bạch Đằng, 1906), Hội Liên hiệp Phụ nữ TP (1920)… Ông Sơn cho rằng "số phận" những công trình thời Pháp phụ thuộc vào sự giao thoa của 3 yếu tố, gồm chính quyền, dân sự và bất động sản; cân bằng 3 yếu tố này thì công trình mới tồn tại được.

Làm gì để giữ các công trình thời Pháp còn sót lại? - Ảnh 1.

Tòa Đốc lý cũ - cụm công trình kiến trúc Pháp có giá trị nhất tại TP.Đà Nẵng đang được cải tạo để làm bảo tàng HOÀNG SƠN

TS-KTS Đinh Nam Đức (giảng viên Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng) cho rằng các công trình kiến trúc Pháp tại TP.Đà Nẵng có tình huống "éo le" hơn rất nhiều so với các công trình ở Huế, Hà Nội và TP.HCM... Đó là những địa phương còn có những khu phố với các cụm công trình Pháp, tạo hình ảnh, hệ thống kiến trúc rất rõ ràng, có giá trị cao. Trong khi đó, nghiên cứu của ông Đức cho thấy từ năm 2000 trở đi, các công trình Pháp tại TP.Đà Nẵng đã nhanh chóng bị thay thế bởi các công trình hiện đại. Những công trình còn lại nằm rải rác, giảm giá trị do chỉ đứng đơn lẻ. "Công bằng mà nói, các quy định về mặt quản lý công trình kiến trúc di sản chưa đủ nghiêm. Có những công trình thuộc sở hữu của tư nhân nên nhà nước chỉ có thể động viên, tuyên truyền… mà không thể can thiệp. Một công trình cổ muốn tồn tại thì người sở hữu phải đồng hành cùng sự bảo vệ của cơ quan chức năng", ông Đức nói.

Về chất lượng công trình thời Pháp, dẫn việc thi công Tòa Đốc lý, TS-KTS Lê Minh Sơn cho biết cách đây 20 năm, tòa nhà này được cải tạo do sau 100 năm xây dựng đã xuống cấp. Khi cải tạo mới nhận ra sàn tòa nhà được làm bằng cốt tre. Theo ông Sơn, tại thời điểm xây dựng, cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu nhưng vẫn cho ra một công trình chất lượng, nên bài học lớn nhất được rút ra là: xây đủ, xây đúng và có trách nhiệm. "Vấn đề bảo tồn công trình kiến trúc Pháp khi sử dụng người thợ trực tiếp (lao động tay chân) cũng phải được đào tạo cơ bản về bảo tồn, về lịch sử và khảo cổ học chứ không thể đưa những người thợ xây dựng vào làm việc đó…", ông Sơn nói thêm.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/lam-gi-de-giu-cac-cong-trinh-thoi-phap-con-sot-lai-185230409125138574.htm

  • Từ khóa

Nhà thơ Dương Kỳ Anh - 'cha đẻ' Hoa hậu Việt Nam qua đời

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Sơn, nguyên Tổng biên tập Báo Tiền Phong, cho biết nhà thơ Dương Kỳ Anh qua đời sáng 25.2, sau thời gian chống chọi...
15:55 - 25/02/2025
112 lượt xem

Vẻ đẹp cống hiến ở nhà hát múa rối đầu tiên bên biển

Nhà hát À Ơi tại Thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc là nhà hát múa rối bên biển đầu tiên tại Việt Nam và mỗi show diễn thu hút hàng nghìn khán giả trong nước,...
15:10 - 25/02/2025
129 lượt xem

Du khách ùn ùn về thôn nhỏ ở Trung Quốc, check-in tranh tường Na Tra 10m

Càng ngày du khách đổ xô đến thôn Thẩm Gia để tham quan bức bích họa Na Tra càng đông.
14:25 - 25/02/2025
149 lượt xem

Triệu phú Mỹ trải nghiệm trồng rau, nuôi bò, nuôi heo ở Việt Nam

Trồng rau, nuôi heo trở thành trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Việt Nam của hai triệu phú Mỹ.
13:12 - 25/02/2025
194 lượt xem

Thái Lan muốn Việt Nam tham gia sáng kiến lớn về du lịch

Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa bày tỏ mong muốn Việt Nam tham gia hợp tác, triển khai sáng kiến "6 quốc...
10:56 - 25/02/2025
251 lượt xem