19
/
58909
Du lịch văn hóa tâm linh, kết nối để phát triển
du-lich-van-hoa-tam-linh-ket-noi-de-phat-trien
news

Du lịch văn hóa tâm linh, kết nối để phát triển

Thứ 4, 14/03/2018 | 14:09:04
2,686 lượt xem

BGTV- Phát triển du lịch là một trong những mục tiêu trọng tâm của tỉnh Bắc Giang từ nay đến 2020, trở thành đòn bẩy quan trọng đối với kinh tế - xã hội. Trên cơ sở thực tiễn, du lịch tỉnh nhà sẽ được đầu tư trọng tâm, hiệu quả và gắn với quảng bá, xây dựng hình ảnh, phát triển du lịch xanh, bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường.

Trong những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã bám sát và lựa chọn đặc trưng tiêu biểu để thúc đẩy du lịch, tiêu biểu như huyện Yên Thế gắn kết du lịch với di tích khởi nghĩa Yên Thế; Lục Ngạn nổi bật là Khuôn Thần gắn với vùng cây ăn quả; Yên Dũng tiếp tục đầu tư phát huy giá trị di tích chùa văn hóa lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng; Lục Nam với lễ hội và danh thắng Suối Mỡ; Sơn Động gắn với Khe Rỗ, Đồng Cao... cùng với đó khai thác, phát huy tiềm năng du lịch làng nghề, khám phá mạo hiểm. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, một trong những mục tiêu lớn những năm tiếp theo là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Những nội dung trọng tâm là đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến đầu tư có trọng điểm để xây dựng thành công 3 sản phẩm du lịch thế mạnh là: Văn hóa tâm linh; lịch sử văn hóa; sinh thái nghỉ dưỡng.

Tổng thể khu văn hóa - tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử tại Bắc Giang đang được tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện

Có thể thấy, dù chưa thật sự tạo được “tiếng vang”, song du lịch tỉnh nhà đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, và mới đây nhất là xây dựng thương hiệu du lịch Tây Yên Tử, trở thành điểm nhấn tiêu biểu cho loại hình văn hóa - tâm linh Bắc Giang. Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử tại xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang nằm trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Non thiêng Yên Tử tạo vòng cung phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Núi Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều ôm gọn vùng Đông Bắc Việt Nam, sườn Đông chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh, sườn Tây thuộc các huyện: Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Nếu Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, nơi lưu giữ xá lị của Ngài sau viên tịch, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng dương phật pháp của Ngài. Xây dựng và phát triển tổng thể khu văn hóa tâm linh sinh thái Tây Yên Tử nằm trong chiến lược khai thác tiềm năng, phát triển du lịch bền vững, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang. Những công trình khu vực này thể hiện rõ nét không gian văn hóa, tạo thành một hệ thống liên hoàn có tổ chức hệ thống đền chùa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nhằm giới thiệu đầy đủ hơn về vùng đất Bắc Giang với nhân dân cả nước. Khôi phục lại con đường hành hương trong không gian văn hóa chung, để du khách có thể khởi hành từ Bắc Giang cũng tới được với chốn tổ Trúc Lâm Yên Tử thể hiện tầm nhìn của 2 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh. Đây là sợi dây kết nối quan trọng trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản danh thắng khu vực Tây Yên Tử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với khu danh thắng Yên Tử (Đông Yên Tử - Quảng Ninh) - cái nôi của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Theo quy hoạch, khu vực tâm linh Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang được thực hiện gọn trong không gian khu vực Đồng Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, nằm kế ngay sau Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử (Quảng Ninh), để tạo thành một thể thống nhất là khu bảo tồn thiên nhiên và khu tâm linh của cả tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. với tổng diện tích 415 ha, tuy nhiên Khu du lịch Tâm linh – Sinh thái Tây Yên Tử, Bắc Giang sau khi hoàn thành sẽ có nhiều điểm khác biệt với Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử. Ngoài những hoạt động tâm linh như lễ chùa, du khách còn có thể tham gia các hoạt động mang tính tôn giáo như: Ăn chay, thiền, trị liệu tôn giáo và những hoạt động du lịch sinh thái như: Leo núi, vãn cảnh, thư giãn tại nơi nghỉ dưỡng…

Hội xuân Yên Tử - Quảng Ninh

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử đồng thời là cơ hội và trách nhiệm của cả 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Chính sự kết nối này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa du lịch của 2 tỉnh nhưng không phá vỡ quy hoạch chung, đòi hỏi nỗ lực giữ vững môi trường sinh thái, bảo vệ tốt rừng tự nhiên hiện có. Mục tiêu phát triển du lịch song hành với bảo vệ cảnh quan cũng như các giá trị lịch sử để du khách thập phương không những hiểu đầy đủ hơn về vùng đất Bắc Giang văn hiến mà còn là dịp để mọi cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng toàn thể nhân dân hiểu thêm về di sản, những giá trị văn hóa ông cha ta để lại.

Ông Nguyễn Quang Ngạn - Chủ tịch UBND huyện Sơn Động cho biết: “Xây dựng, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch, thu hút đầu tư xây dựng Khu văn hóa tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử thể hiện lòng tự hào dân tộc qua các thế hệ, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc; tạo một vùng cảnh quan du lịch, dịch vụ gắn với các di tích lịch sử văn hóa, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc vùng Tây Yên Tử, đồng thời đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, tạo động lực mới cho phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang”.

Minh Anh

Lãnh đạo bộ ngành, địa phương không dự lễ hội nếu không được phân công

Đó là yêu cầu được Thủ tướng đưa ra trong công điện về việc thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động sau Tết Ất Tỵ và Lễ hội...
10:48 - 04/02/2025
35 lượt xem

Hội thi vẽ trang trí trâu lễ hội Tịch Điền xuân Ất Tỵ

Ngày 3/2 (tức mồng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội...
10:42 - 04/02/2025
38 lượt xem

Tục lệ hay đầu năm: Nghênh xuân và khuyến khích nghề nông

Đầu xuân, vua nhà Nguyễn tiến hành các nghi lễ thể hiện sự khuyến khích, coi trọng nghề nông.
10:20 - 04/02/2025
44 lượt xem

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
485 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
505 lượt xem