190
/
125034
Đề xuất F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly, chuyên gia Y tế nói gì?
de-xuat-f0-f1-di-lam-trong-thoi-gian-cach-ly-chuyen-gia-y-te-noi-gi
news

Đề xuất F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly, chuyên gia Y tế nói gì?

Thứ 2, 07/03/2022 | 14:16:32
2,599 lượt xem

Theo chuyên gia Y tế, việc đề xuất cho F0, F1 đi làm để dần tiến tới coi Covid-19 trở thành bệnh lưu hành là hoàn toàn phù hợp tuy nhiên, tùy từng trường hợp bởi không phải F0 nào cũng có thể đi làm.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Bộ Y tế vừa đưa ra đề xuất đi làm cho các trường hợp F0, F1 đang trong thời gian cách ly.

Trong đề xuất gửi Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị F0 không triệu chứng, đang trong thời gian cách ly (7 ngày từ ngày dương tính và chưa âm tính), được tự nguyện tham gia làm việc.

Các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí cho F0 làm việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh. Hoặc F0 có thể tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm Covid-19 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tuân thủ 5K.

Đối với F0 làm việc tại các cơ sở điều trị Covid-19 phải có biện pháp phòng hộ, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2. F0 không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao (người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi).

F0 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại.

Trong quá trình di chuyển, F0 không được tiếp xúc với người xung quanh; tuân thủ 5K, đặc biệt đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

Đối với F1 chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc dành riêng cho các F1, đảm bảo khoảng cách làm việc, không tập trung đông người và thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm.

F1 cũng được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển, F1 không được tiếp xúc với người xung quanh; tuân thủ 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

F1 phải test nhanh kháng nguyên hay PCR vào ngày thứ 5 kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe để phát hiện sớm và triển khai các biện pháp xử lý y tế theo quy định.

Liên quan đến vấn đề này, theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho rằng, nếu cơ quan đủ người thay thế thì nên cách ly F0 không triệu chứng, thể nhẹ tại nhà để bảo đảm an toàn. Nếu cơ quan không có người thay thế, F0 thể nhẹ tự nguyện đi làm thì cần bảo đảm tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng dịch. Nếu công việc của F0 độc lập, một người một phòng hoặc khu làm việc có khoảng cách giữa mọi người xung quanh thì có thể đến cơ quan làm việc trực tiếp. Khi F0 phải giao tiếp với người khác thì nên đeo khẩu trang kín.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho rằng, với một số ngành nghề, vị trí công việc cụ thể, với những F0 không có triệu chứng vẫn có thể làm việc trực tuyến hoặc đến chỗ làm làm việc trực tiếp. Điều này phụ thuộc vào đặc thù lao động của từng cơ quan, xí nghiệp, chứ không phải F0 nào cũng có thể đi làm.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, với F0 đi làm cần phải áp dụng triệt để “thông điệp 5K” để không lây lan cho người khác. Người bệnh phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình. Nếu có bất thường, người bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế, đơn vị để xử trí kịp thời.

Cũng nêu quan điểm về việc này, theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết F0 không triệu chứng có thể đi làm, nhưng phải đảm bảo tránh lây nhiễm cho người khác.

Theo ông Nga, nguyên tắc khi F0 đi làm, cần tuân thủ nghiêm 5K, hoặc phải có các điều kiện khác để tránh lây nhiễm, như không tiếp xúc những người xung quanh, có phòng riêng,...

F0 không triệu chứng cần phải thông báo với cơ quan, người xung quanh mình là F0 để mọi người có biện pháp phòng ngừa.

Khi Covid-19 có đủ các tiêu chí để trở thành "bệnh lưu hành" thì tất cả F0 đều có thể đi làm và thực hiện tốt 5K. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chỉ F0 đáp ứng đủ được các điều kiện phòng lây nhiễm mới nên đi làm, ví dụ như nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân F0.

Trong đề xuất trình Chính phủ về việc F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine, không cần cách ly, mà chuyển sang tự theo dõi sức khỏe 10 ngày, theo chuyên gia, nhóm F1 vẫn cần tuân thủ 5K, xét nghiệm sau 5-7 ngày theo quy định của Bộ Y tế. Hiện nay, ý thức tự giác của F1 là rất quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng.

Theo Phạm Hiền/GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/de-xuat-f0-f1-di-lam-trong-thoi-gian-cach-ly-chuyen-gia-y-te-noi-gi-gGupSBL7R.html

  • Từ khóa

Chủ động phòng cúm bằng cách nào?

Cúm là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt ở những...
16:45 - 06/02/2025
239 lượt xem

Nghiên cứu: Thực phẩm tốt cho từng nhóm máu

Một nghiên cứu mới đây đã khám phá ra điều đáng ngạc nhiên về cách gien và nhóm máu quyết định loại thực phẩm nào giúp cơ thể phát triển tốt hơn, loại nào...
14:41 - 06/02/2025
298 lượt xem

Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây bệnh tình dục?

ThS.BS Dương Lê Trung, khoa lâm sàng 3 Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho hay quan hệ tình dục qua đường miệng được hiểu là việc sử dụng miệng để kích thích...
14:30 - 06/02/2025
268 lượt xem

Nghiên cứu: 2 vấn đề sức khỏe có thể tránh được nhờ tách cà phê sáng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ Medicine cho thấy bạn có thể tránh được 2 vấn đề sức khỏe quan trọng chỉ bằng tách cà phê mỗi sáng.
10:36 - 06/02/2025
375 lượt xem

Cúm mùa gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới

Chiều 5.2, Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản.
08:11 - 06/02/2025
445 lượt xem