190
/
139589
Làm gì để phòng ngừa bệnh gout?
lam-gi-de-phong-ngua-benh-gout
news

Làm gì để phòng ngừa bệnh gout?

Thứ 5, 15/12/2022 | 14:41:00
2,058 lượt xem

Bệnh gout (gút) là một bệnh lý mãn tính nên người bệnh bắt buộc phải chấp nhận sống chung và điều trị suốt đời. Theo thống kê, bệnh gout đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.

Làm gì để phòng ngừa bệnh gout? - Ảnh 1.

ThS.BS Nguyễn Đình Hòa - phó khoa ngoại Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng

ThS.BS Nguyễn Đình Hòa - phó khoa ngoại Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng - cho biết bệnh gout (hay có tên gọi khác là bệnh thống phong) thường có biểu hiện tại các khớp, nhưng bản chất là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa các nhân purin và làm tăng một chất trong máu là acid uric.

Việc tăng acid uric trong máu này gây ra nhiều biến chứng khác nhau, một trong số đó là việc lắng đọng acid uric trong khớp, gây đau và sưng khớp.

Trái với suy nghĩ thông thường rằng bị gout là do ăn nhiều chất đạm như gan, thận, tôm cua, hải sản, hầu hết bệnh gout nguyên phát là chưa rõ nguyên nhân, còn những thực phẩm kể trên chỉ là yếu tố làm nặng thêm bệnh đã có.

Tuy nhiên bệnh có liên quan tới bệnh tăng huyết áp, béo phì và uống nhiều rượu. Số ít bệnh nhân bị gout là do di truyền, do bị suy thận hoặc một số bệnh lý ác tính hay do tác dụng bất lợi của thuốc.

* Làm thế nào để biết bản thân đã bị gout, thưa bác sĩ?

- ThS.BS Nguyễn Đình Hòa: Bệnh nhân thường được phát hiện khi có cơn gout cấp tính đầu tiên (khi bệnh nhân khoảng 35-55 tuổi). Một cơn gout cấp điển hình sẽ là: đau đột ngột vào ban đêm, đau ở khớp bàn ngón chân cái, khớp sưng to, đỏ phù nề, căng bóng. Đau rất dữ dội, dù chạm nhẹ cũng rất đau, thậm chí gió thổi vào bàn chân cũng gây đau.

Tuy nhiên, có 30% bệnh nhân có thể đau những khớp khác như bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu hoặc đau nhiều khớp cùng một lúc; bệnh cũng có thể khởi phát sau một chấn thương nên thường bị bỏ sót. 

Nếu bệnh kéo dài, có thể có xuất hiện hạt tophi ở các khớp. Đó là các tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp khuỷu tay, ngón chân, gót chân gây mất thẩm mỹ và khó chịu trong sinh hoạt.

Về xét nghiệm để chẩn đoán: đơn giản và thông dụng nhất là kiểm tra nồng độ acid uric máu. Xét nghiệm này có giá trị nhất định trong cả chẩn đoán bệnh, tiên lượng và theo dõi bệnh nhân. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần được kiểm tra các xét nghiệm viêm khớp khác, đồng thời với các xét nghiệm kiểm tra các biến chứng của bệnh gout.

* Nhiều người có suy nghĩ mắc gout rồi thì không điều trị vì không hiệu quả, điều này có đúng?

- Điều này chắc chắn không đúng. Việc khám và tuân thủ điều trị sẽ giúp bệnh nhân hết đau, nhanh chóng trở lại sinh hoạt và lao động. Việc duy trì điều trị nền kéo dài giúp ít tái phát hoặc không bị tái phát đau gout cấp.

Gout không điều trị còn gây ra các biến chứng như suy thận, tăng huyết áp, nhanh xuất hiện hạt tophi hoặc nhiễm trùng các hạt tophi này. Cuối cùng, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý điều trị với đơn thuốc không do bác sĩ kê đơn vì nguy cơ chịu các tác dụng phụ nặng nề của thuốc.

* Mọi người có thể làm gì để phòng ngừa bệnh gout?

- Hạn chế các thực phẩm có nhiều purin như tạng động vật, tôm, cua giúp bệnh không nặng lên thành cơn gout cấp.

- Uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, giảm cân và tập thể dục giúp giảm triệu chứng bệnh cũng như giúp bạn có sức khỏe tuyệt vời hơn.

Cuối cùng, cần điều trị tốt các bệnh lý liên quan như suy thận, bệnh lý chuyển hóa. Và đặc biệt khi đã mắc bệnh, cần tuân thủ điều trị.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/lam-gi-de-phong-ngua-benh-gout-20221212110727622.htm 

  • Từ khóa

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
41 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
117 lượt xem

Chủ động phòng cúm bằng cách nào?

Cúm là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt ở những...
16:45 - 06/02/2025
478 lượt xem

Nghiên cứu: Thực phẩm tốt cho từng nhóm máu

Một nghiên cứu mới đây đã khám phá ra điều đáng ngạc nhiên về cách gien và nhóm máu quyết định loại thực phẩm nào giúp cơ thể phát triển tốt hơn, loại nào...
14:41 - 06/02/2025
538 lượt xem

Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây bệnh tình dục?

ThS.BS Dương Lê Trung, khoa lâm sàng 3 Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho hay quan hệ tình dục qua đường miệng được hiểu là việc sử dụng miệng để kích thích...
14:30 - 06/02/2025
492 lượt xem