190
/
140370
3 điều cần lưu ý khi mua thuốc tại các quầy thuốc/nhà thuốc
3-dieu-can-luu-y-khi-mua-thuoc-tai-cac-quay-thuoc-nha-thuoc
news

3 điều cần lưu ý khi mua thuốc tại các quầy thuốc/nhà thuốc

Thứ 6, 30/12/2022 | 11:24:00
2,548 lượt xem

Nhà thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám, chữa bệnh không được bán thuốc cao hơn giá niêm yết. Cùng với đó, giá bán lẻ thuốc không được chênh lệch quá 15% so với giá nhập.

Trình độ chuyên môn của người giới thiệu thuốc

3 điều cần lưu ý khi mua thuốc tại các quầy thuốc/nhà thuốc - 1

Người giới thiệu thuốc phải có bằng cao đẳng y, dược trở lên (Ảnh: AIMST University).

Điều 18, Luật dược (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 đã quy định rõ những điều kiện bắt buộc đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc như sau:

-Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 2 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược tại quầy thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hoặc trung cấp ngành dược và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Nhà thuốc/quầy thuốc phải niêm yết công khai giá thuốc

3 điều cần lưu ý khi mua thuốc tại các quầy thuốc/nhà thuốc - 2

Nhà thuốc/quầy thuốc phải niêm yết công khai giá thuốc (Ảnh: EADN).

Theo quy định tại Điều 42, Thông tư 07/2018/TT-BYT "Quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược", có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, các cơ sở kinh doanh dược phải có trách nhiệm niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở kinh doanh.

Bên cạnh đó, cơ sở phải niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ sở quản lý có thẩm quyền cũng như tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc; ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc.

Trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.

Giá bán lẻ thuốc không được cao quá 15% giá nhập

Chính phủ có những quy định cụ thể để khống chế, siết chặt quản lý với giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên của cơ sở khám, chữa bệnh. Những quy định này được nêu rõ tại Điều 136 của Nghị định  54/2017/NĐ-CP :

-Giá bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm giá mua vào ghi trên hóa đơn và thặng số bán lẻ (trị giá tiền chênh lệch giữa giá thuốc bán ra và giá thuốc mua vào của cơ sở bán lẻ thuốc) tính bằng mức thặng số bán lẻ nhân với giá mua vào. Cụ thể:

Giá bán lẻ = Giá mua vào + Mức thặng số bán lẻ (%) x Giá mua vào

-Mức thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa như sau:

a) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 15%.

b) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng đến 5.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 10%.

c) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng đến 100.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 7%.

d) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 5%.

đ) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 2%.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/3-dieu-can-luu-y-khi-mua-thuoc-tai-cac-quay-thuocnha-thuoc-20221230101317666.htm 

  • Từ khóa

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
21 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
93 lượt xem

Chủ động phòng cúm bằng cách nào?

Cúm là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt ở những...
16:45 - 06/02/2025
457 lượt xem

Nghiên cứu: Thực phẩm tốt cho từng nhóm máu

Một nghiên cứu mới đây đã khám phá ra điều đáng ngạc nhiên về cách gien và nhóm máu quyết định loại thực phẩm nào giúp cơ thể phát triển tốt hơn, loại nào...
14:41 - 06/02/2025
521 lượt xem

Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây bệnh tình dục?

ThS.BS Dương Lê Trung, khoa lâm sàng 3 Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho hay quan hệ tình dục qua đường miệng được hiểu là việc sử dụng miệng để kích thích...
14:30 - 06/02/2025
472 lượt xem