190
/
56578
Sốt: Khi nào nên lo lắng?
sot-khi-nao-nen-lo-lang
news

Sốt: Khi nào nên lo lắng?

Thứ 6, 29/12/2017 | 16:09:04
869 lượt xem

Sốt là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Và các chuyên gia đều đồng ý rằng, nhiệt độ miệng từ 37,7 độ trở lên, ở cả trẻ em và người lớn, là dấu hiệu của thân nhiệt bất thường.

Mặc dù ớn lạnh, khô miệng, nhức đầu, khó chịu, đổ mồ hôi đêm... là những dấu hiệu của sốt nhưng các duy nhất để biết chắc chắn tình trạng này là đo thân nhiệt.

Cách thuận tiện nhất và chính xác nhất ở người trưởng thành là đo đường miệng (đo đường hậu môn sẽ thường cao hơn 1oC).

Mặc dù thân nhiệt không luôn duy trì ở mức 37oC mà nó sẽ dao động quanh mức này trong suốt cả ngày nhưng các chuyên gia đều đồng ý rằng nếu nhiệt độ ở miệng từ 37,7oC trở lên thì chứng tỏ thân nhiệt đang bất thường.

Có nên đi khám bác sĩ khi sốt?

Bất kỳ cơn sốt nào kéo dài hơn 3 ngày, đặc biệt là không có bất kỳ dấu hiệu nào đi kèm, đều cần phải đi khám.

Với những người mắc đái tháo đường, có vấn đề ở van tim hay nhiễm HIV và các bệnh liên quan đến miễn dịch thì sốt nhẹ cũng cần phải đi bác sĩ.

Nếu là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi trở xuống bị sốt từ 38oC trở lên thì nên gọi bác sĩ ngay.

Với trẻ 3-36 tháng, cần đi khám nếu thân nhiệt từ 38.8oC trở lên, hoặc sốt trên 37,7oC kèm theo các dấu hiệu bất thường, không muốn ăn uống, sốt kéo dài 3 ngày trở lên cũng cần đi khám. Trẻ có sốt kèm phát ban cũng nên đi khám bác sĩ.

Sốt không nguyên nhân là gì?

Sốt cao thường do vi rút hay nhiễm khuẩn thông thường như viêm phổi, viêm đường tiết niệu nhưng đôi khi rất khó xác định nguyên nhân. Khi đó, các bác sĩ sẽ gọi là sốt không nguyên nhân (FUO).

Sốt không nguyên nhân là khi sốt kéo dài 2-3 tuần, không liên tục hoặc liên tục và không có nguyên nhân rõ ràng. Ở thời điểm hiện tại, hơn phân nửa trường hợp sốt không xác định được nguyên nhân và may mắn là nhiều người đã vượt qua giai đoạn này an toàn.

Trong một số nghiên cứu, khoảng 20% sốt không rõ nguyên nhân là do ung thư, chủ yếu là ung thư máu dạng Hodgkin lymphoma và non-Hodgkin lymphoma. Một số bệnh khác cũng được nghĩ đến là ung thư ống mật, thận và gan.

Khoảng 20% sốt không rõ nguyên nhân cuối cùng được xác định là do các viêm nhiễm không phổ biến như viêm nội tâm mạc cấp, viêm van tim.

Đôi khi, chính các thuốc kháng sinh – loại thuốc có tác dụn chống nhiễm trùng – lại là thủ phạm gây sốt. Các loại thuốc này bao gồm sulfamethoxazole/trimethoprim và nitrofurantoin vốn được dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu, và minocycline thường dùng trong điều trị mụn trứng cá.

Nhân Hà/Dân trí 

Theo CR

  • Từ khóa

Điều trị thành công cho người bệnh mắc ung thư da đầu đã xâm lấn vào xương sọ

Chị L.T.T. (46 tuổi, dân tộc Tày ở Tuyên Quang) đã có một cuộc đời đầy nghị lực khi phải chiến đấu với căn bệnh ung thư da đầu. Căn bệnh hiểm nghèo đã...
16:31 - 04/02/2025
13 lượt xem

Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi, phòng bệnh ra sao?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao; một trong những...
15:40 - 04/02/2025
46 lượt xem

WHO ra khuyến nghị mới đáng chú ý về muối ăn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban hành hướng dẫn mới khuyến nghị mọi người thay loại muối thường dùng ở nhà bằng loại muối có chứa ít natri hơn.
14:16 - 04/02/2025
74 lượt xem

Công dụng đáng ngạc nhiên của cà phê đối với sức khỏe cơ bắp

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng cà phê có thể có tác động tích cực trong việc làm chậm quá trình mất khối lượng cơ khi về già, hay còn gọi là chứng teo...
10:34 - 04/02/2025
174 lượt xem

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy...
07:10 - 04/02/2025
246 lượt xem