190
/
69147
Tại sao không nên gói đồ ăn thừa trong giấy bạc?
tai-sao-khong-nen-goi-do-an-thua-trong-giay-bac
news

Tại sao không nên gói đồ ăn thừa trong giấy bạc?

Thứ 6, 11/01/2019 | 16:16:34
748 lượt xem

Đối với hầu hết mọi người, bọc một miếng giấy bạc và quẳng nó vào tủ lạnh là cách nhanh chóng, dễ dàng để lưu trữ thực phẩm. Tuy nhiên, nó cũng khiến bạn gặp nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Tại sao không nên gói đồ ăn thừa trong giấy bạc? - Ảnh 1.

Thức ăn thừa có thể cất trong tủ lạnh đến 4 ngày nếu chúng được gói và và bảo quản đúng cách.

Giống như chúng ta cần không khí để thở, vi khuẩn cần không khí để phát triển mạnh. Một số vi khuẩn như tụ cầu khuẩn và Bacillus cereus, gây ngộ độc thực phẩm, tạo ra độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt độ nấu cao. Khi một bữa ăn nóng được để ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 tiếng, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng. Sử dụng giấy bạc để bọc thực phẩm cũng có nguy cơ tương tự, vì nó không hoàn toàn bọc kín thực phẩm ngăn với không khí.

Lindsay Malone, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Cleveland cho biết “Khi có không khí, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh hơn, vì vậy bạn thực sự muốn có dụng cụ đựng phù hợp và bao gói đúng cách. Nếu không, thức ăn sẽ không để được lâu”.

Nguyên tắc khi bao gói thức ăn thừa là luôn đựng chúng trong hộp nông, kín không khí để đẩy nhanh quá trình làm lạnh và ngăn vi khuẩn. Và hãy đảm bảo cho đồ ăn vào tủ lạnh trong vòng 2 tiếng trước khi vi khuẩn có thời gian hủy hoại bữa ăn nấu tại nhà mà bạn đã dành thời gian chuẩn bị và nấu nướng.

Các sản phẩm sữa và thịt đặc biệt dễ bị vi khuẩn phát triển, càng nhân mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng dụng cụ đựng kín không khí cho mọi đồ ăn thừa. Ngoài ra, hãy vứt bỏ những thực phẩm đã quá thời gian này.

Nếu có nhiều đồ ăn thừa để lại, tốt nhất là cho một phần vào tủ lạnh, sau đó đóng gói phần còn lại trong các hộp kín, và cho vào tủ đá. Và khi nào cần ăn thì hãy lấy ra.

Cẩm Tú/Dân trí

Theo TH

  • Từ khóa

Ô nhiễm không khí làm gia tăng ung thư phổi với người không hút thuốc

Tỉ lệ người chưa từng hút thuốc mắc ung thư phổi đang gia tăng, trong đó ô nhiễm không khí được xem là một 'yếu tố quan trọng', theo Cơ quan Nghiên cứu...
08:32 - 05/02/2025
30 lượt xem

Ca nhiễm cúm nặng tại Nhật Bản tăng vọt, thiệt hại có thể tới hàng ngàn tỉ yen

Dịch cúm bùng phát tại Nhật Bản với hơn 9,5 triệu ca, nhiều bệnh viện quá tải trong khi thuốc điều trị khan hiếm, khiến hệ thống y tế đối mặt với áp lực...
21:22 - 04/02/2025
293 lượt xem

Điều trị thành công cho người bệnh mắc ung thư da đầu đã xâm lấn vào xương sọ

Chị L.T.T. (46 tuổi, dân tộc Tày ở Tuyên Quang) đã có một cuộc đời đầy nghị lực khi phải chiến đấu với căn bệnh ung thư da đầu. Căn bệnh hiểm nghèo đã...
16:31 - 04/02/2025
435 lượt xem

Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi, phòng bệnh ra sao?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao; một trong những...
15:40 - 04/02/2025
437 lượt xem

WHO ra khuyến nghị mới đáng chú ý về muối ăn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban hành hướng dẫn mới khuyến nghị mọi người thay loại muối thường dùng ở nhà bằng loại muối có chứa ít natri hơn.
14:16 - 04/02/2025
495 lượt xem